Logo

    "Mần mướn" ở Bình Dương

    viOctober 06, 2021
    What was the main topic of the podcast episode?
    Summarise the key points discussed in the episode?
    Were there any notable quotes or insights from the speakers?
    Which popular books were mentioned in this episode?
    Were there any points particularly controversial or thought-provoking discussed in the episode?
    Were any current events or trending topics addressed in the episode?

    About this Episode

    'Mần mướn' ở Bình DươngTrương Chí Hùng Nhà văn



    Chỗ tôi ở, thành phố Long Xuyên, hai hôm nay tiếng còi xe cảnh sát chốc chốc lại hú lên inh ỏi.

    Họ dẫn đường cho từng tốp xe máy hồi hương bất đắc dĩ. Hầu hết các cặp vợ chồng ngồi trên xe máy đều rất trẻ, có khi chở thêm đứa con nhỏ, đồ đạc lỉnh kỉnh. Gương mặt họ mệt mỏi sau quãng đường dài.

    Vài đứa trẻ ngủ gục trên xe máy khiến tôi nhớ đến một em bé. Ở Tứ giác Long Xuyên, tình cờ tôi chụp được bức ảnh em đang ngồi chơi bên kinh xáng và đem dự cuộc thi nhiếp ảnh địa phương.

    Gương mặt em bầu bĩnh, má dính mấy vệt bùn, vài sợi tóc bị mồ hôi kéo quệt xuống trán. Đặc biệt là đôi mắt đen huyền, tròn xoe, sáng nhưng buồn. Tôi đặt tên là "Em bé đồng bằng".

    Tôi không quan tâm nhiều đến giải thưởng, chỉ nhớ hoàn cảnh của em. Lúc tôi giơ máy lên chụp hình, người phụ nữ trung niên đi đến, tôi chào và hỏi dì có phải mẹ của bé không. Dì nói "Không, là bà ngoại, ba má nó đi mần mướn ở Bình Dương hết rồi".

    Rồi dì kéo vạt áo lau mấy vệt bùn và mồ hôi trên mặt em. Miệng kể, ba mẹ nó đi hơn bốn năm nay rồi, sanh thằng nhỏ này được sáu tháng là vợ chồng nó đi, mỗi năm chỉ về nhà được mấy ngày Tết.

    Em bốn tuổi rồi mà chỉ gọi được tiếng "má", "ba" và "ngoại". Dì mời vô nhà uống nước, tôi vốn quen với sự chân thành của dân miền Tây nên theo dì về nhà.

    Căn nhà sàn lợp bằng lá dừa nước, từ sau ra trước trống huơ trống hoác. Có lẽ chiếc tivi cũ để trên nóc tủ quần áo là thứ quý nhất. Nhà dì có ba đứa con, lấy vợ lấy chồng xong kéo nhau đi TP HCM và Bình Dương làm hết, sanh được đứa nào thì gởi về ông bà nuôi rồi chúng đi tiếp.

    "Đứa nào cũng nói ráng làm dành dụm được chừng chục triệu rồi về quê luôn, nhưng mấy năm trời có thấy đứa nào về đâu", dì kể, "người lớn chịu cực không sao, chỉ tội nghiệp con nít". Dì nói rồi nhìn thằng bé đang nằm võng. Nó chờ cuộc gọi của ba má nó từ Bình Dương.

    Hồi Tết ba má nó về, đưa cho cái điện thoại để mỗi ngày "gọi về nói chiện". Buổi trưa thì gọi chừng nửa tiếng, mà cũng không phải nói nữa, vì thằng nhỏ có nói được gì đâu, chủ yếu nhìn nhau cho đỡ nhớ. Có khi má nó ở đầu bên kia khóc thút thít.

    Khắp miền Tây này, cảnh như gia đình dì kể sao cho hết. Ở quê tôi, không đếm nổi các cặp vợ chồng trẻ đi làm ăn xa, gởi con cho ông bà. Bọn trẻ dường như lúc nào cũng thiếu thốn hơi ấm và giáo dục của cha mẹ.

    Nếu không, cả gia đình dắt díu nhau lên thành phố, nhiều ngôi nhà khóa cửa, quây kín bằng chà gai, bỏ mặc bàn thờ tổ tiên, mồ mả ông bà. Căn nhà vốn dĩ là tổ ấm của người Việt, thì ở xứ này, đôi khi nó như một trạm dừng chân. Bởi bà con mỗi năm gần như 360 ngày đã ở trọ làm mướn trên thành phố, chỉ vài ngày về lại ngôi nhà của mình ở quê, dọn dẹp lau chùi, thắp vài nén nhang trên bàn thờ gia tiên, ăn ngủ chưa kịp quen chỗ đã lật đật ra đi.

    Miền Tây là vùng duy nhất trong cả nước số người xuất cư nhiều hơn nhập cư. Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần đầu tiên đưa ra con số 1,3 triệu người miền Tây đã ly hương lên Đông Nam Bộ trong thập kỷ qua. Số người này nhiều hơn dân cư của một tỉnh của Đồng bằng, không chỉ người lao động chân tay tìm việc trong công xưởng mà trí thức cũng bỏ quê đi tìm đất hứa.

    Thế nhưng, khi "vùng đất hứa" TP HCM quay trở lại bình thường mới sau đợt dịch tàn khốc, vì sao dân miền Tây vẫn muốn đổ về quê?

    Câu trả lời có lẽ chỉ cần nhìn từ nay đến Tết thôi, họ chưa hết ám ảnh cảnh thiếu việc làm, không dám tin sẽ sớm được đảm bảo đời sống cho cả gia đình, nhiều sợ phải ăn cái Tết phong tỏa trên thành phố. Về quê tá túc một thời gian để lành vết thương rồi tới đâu hay tới đó là giải pháp tốt nhất mà họ có.

    Đây không phải đợt hồi hương đầu tiên trong đại dịch, nhưng dường như nhiều tỉnh miền Tây vẫn chưa sẵn sàng nhận hết đồng bào, có lẽ vì bị động. Các tỉnh tiếp tục kiến nghị chính phủ có chỉ thị yêu cầu TP HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai "không để người dân tự về quê sau 30/9". Bạc Liêu nói họ không nhận người về tự phát. Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh đã liên hệ với các địa phương nhờ hỗ trợ chốt chặn và vận động các trường hợp tự phát trở về quê quay lại nơi xuất phát. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng dòng người nếu tiếp tục về sẽ "quá sức chịu đựng" của tỉnh, và rằng "về quê lúc này là cực kỳ khó khăn cho quê nhà". Nhiều người về quê phải tự trả phí cách ly và xét nghiệm.

    Dù nguồn lao động để phục hồi sản xuất cho TP HCM đang thiếu, dù các tỉnh có thể quá tải nếu đón một lúc nhiều người hồi hương, nhưng theo tôi: bắt buộc phải đón dân về để họ nguôi ngoai ám ảnh của những ngày phong toả.

    Sau chỉ đạo của Chính phủ "các tỉnh nghiên cứu đưa dân về", nhiều nơi đã đón hàng triệu dân về an toàn, không gây bùng dịch trong vài tháng qua nhờ sự tổ chức đưa đón theo từng đợt, cách ly có quy củ và trật tự như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định...

    Các tỉnh miền Tây có làm được như vậy không, điều này phụ thuộc bản lĩnh và năng lực lãnh đạo địa phương. Duy trì chính sách kém thuận lợi cho người dân của mình hồi hương có lẽ không phải một cách tiếp cận hay bởi vì nhu cầu là có thật, người dân vẫn tìm mọi cách để về.

    Song song với phương án phối hợp với TP HCM tiếp đón người về giãn ra theo đợt, lãnh đạo các tỉnh miền Tây hoàn toàn có thể cấp bách tạo công ăn việc làm ngay tại chỗ cho dân. Miền Tây hoàn toàn có thể biến thách thức của đợt "hồi hương" lần này thành cơ hội giảm nạn di dân cực đoan, và đây cũng là giải pháp sống còn cho kinh tế vùng.

    Làm gì để giữ lực lượng lao động ở lại vùng đất này?

    Hàng chục khu công nghiệp như Cái Cui ở Hậu Giang, Bình Hòa, Bình Long ở An Giang, khu công nghiệp Năm Căn ở Cà Mau, Trà Nóc, Thốt Nốt ở Cần Thơ... có thể nhân cơ hội này mở rộng quy mô nếu địa phương có chính sách ưu đãi đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương, cải thiện hạ tầng giao thông cho sản xuất. Việc này cũng khớp với mệnh lệnh phải đẩy nhanh đầu tư công tuần trước của chính phủ.

    Nguồn lao động ở miền Tây không thiếu, chỉ thiếu nơi đào tạo và sử dụng họ. Nếu các nhà máy thân thiện môi trường được mở cùng chính sách thích ứng với bình thường mới, chính người nơi đây sẽ quay về khởi nghiệp.

    Dòng xe máy hồi hương chỉ là một biểu hiện của vấn đề nhức nhối nhiều năm. Với thế hệ sau và xã hội, những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ trong suốt tuổi thơ chắc hẳn sẽ đối mặt với một tương lai khó khăn hơn. Sự cố kết văn hóa, nhất là văn hóa gia đình đang bị phá vỡ nghiêm trọng khi các thành viên hầu như mỗi năm chỉ gặp nhau đôi lần. Các phong tục cũng dần bị lãng quên do làm ăn xa xứ, co...

    Recent Episodes from Đọc báo cùng IFO

    Nobel kinh tế: Thí nghiệm tự nhiên và lương tối thiểu

    Nobel kinh tế: Thí nghiệm tự nhiên và lương tối thiểu

    Nobel kinh tế năm nay đã về tay của 3 nhà khoa học làm việc ở Mỹ: David Card (nửa giải), Joshua Angrist và Guido Imbens (chia nhau nửa giải) vì những tiên phong sử dụng phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" hòng tìm hiểu quan hệ nhân quả trong chính sách và các vấn đề kinh tế. Bài viết của Chiêu Văn trên tờ Tuổi trẻ cuối tuần. 

    Gõ nhịp cho du lịch

    Gõ nhịp cho du lịch

    Gom góp được một tỷ đồng từ gia đình, chủ một căn homestay ở Đà Lạt thuê người sửa sang, đầu tư. Kinh doanh được 2 - 3 tháng, dịch bệnh bùng lên, anh xem như mất trắng.

    Tiền trang trí, trang bị vật chất, thuê mướn, sửa sang, thiết kế... tất cả công sức từ cuối 2020 đến nay xem như bỏ. Anh phải rao bán toàn bộ cơ sở vật chất do cầm cự không nổi chi phí.

    Qua các đợt dịch, ngành du lịch chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều hình thức kinh doanh. Trong đó dạng nhà homestay gần gũi và giá phù hợp được giới trẻ rất quan tâm. Ở trong Nam, cứ hễ dịch qua, người người nhà nhà kéo nhau lên Đà Lạt, chỉ có Đà Lạt mới có sức hút vô tận như thế. Đó là những lý do khiến anh và nhiều người khác mạo hiểm đầu tư.

    Đầu 2021, hình thức này kinh doanh rất ổn với lượng khách đều đặn, nhưng khi dịch bùng lên, tất cả buộc phải đóng cửa. Hiện tại, mỗi tháng các homestay như của bạn tôi chi hơn 100 triệu đồng, mà đã 5 tháng qua, xem như xé bỏ nửa tỷ đồng. Đến thời điểm này, hầu như các nhà hàng, khách sạn, homestay tư nhân thuê mướn, kể cả chính chủ, cũng đã thoi thóp. Ai cầm cự không nổi thì cho thuê, trả mặt bằng... hoặc như người chủ homestay kia, bỏ tất cả về lại TP HCM.

    Đầu tư du lịch thời điểm dịch bệnh không khác gì câu cá, móc càng nhiều mồi lại mất bấy nhiêu. Bài toán vạch ra sắp tới là cuối 2021 sẽ có đợt bùng nổ nhu cầu du lịch, vậy nên tự tin đầu tư tiếp hay chỉ cầm chừng chờ thời?

    Không ít nhà đầu tư đã bỏ của chạy lấy người, mới 9 tháng đầu năm nay, cả nước hơn 90.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Bấy nhiêu đó cũng có thể nhìn thấy được độ ảm đạm hiện tại. Riêng TP HCM, có 1.049 doanh nghiệp du lịch lữ hành nhưng đến tháng 5/2021 chỉ còn 567. Tính đến tháng 10/2021 chỉ còn khoảng 300 doanh nghiệp lữ hành hoạt động nhưng cũng cầm chừng, không có doanh thu.

    Đây là những số liệu không tưởng tượng được so với con số năm 2019, du lịch là ngành đã đóng góp hơn 9,2% vào GDP nền kinh tế nước ta. Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, tương đương 32,8 tỷ USD. Du lịch từng được xem là ngành "công nghiệp không khói", ví như "con gà đẻ trứng vàng" và cũng từng là "ngành kinh tế mũi nhọn" theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị.

    Nhưng nay, ngành du lịch đã mang rất nhiều "vết thương" do đại dịch Covid-19 gây ra.

    Hiện tại, không phải có tiền là có thể đầu tư vào du lịch. Vấn đề nhân sự vô cùng quan trọng. Nhân sự chất lượng cao đã chuyển dần sang ngành khác, nguồn dự bị đã "bật gốc" từ sau hơn 4 tháng TP HCM cách ly.

    Việc đứt gãy cung cầu, chuỗi cung ứng sản phẩm và thay đổi nhu cầu du lịch đã xảy ra tại nhiều quốc gia khác. Người dân tại các quốc gia phát triển bắt đầu giảm thiểu nhu cầu du lịch vì kinh tế và sức khỏe. Có thể trong tương lai gần 3-4 năm nữa ngành du lịch toàn cầu sẽ phát triển thịnh vượng, khi con người quen dần với Covid. Nhưng ít nhất tại thời điểm này, đầu tư cho du lịch vẫn là cuộc chơi may rủi.

    Du lịch như con cá, đã mắc lưới thì càng vùng vẫy lại càng vướng sâu, khó gỡ. Muốn thoát ra khỏi lưới bén thì phải nhẹ nhàng nắm đúng mấu chốt. Đôi khi mạnh bạo, quyết liệt nhưng chủ quan, riêng lẻ chưa chắc đem lại hiệu quả như ý muốn.

    Gần kề Việt Nam là Thái Lan với đảo Phuket - một hòn đảo nổi tiếng đã và đang đón khách từ tháng 7/2021. Chính quyền Thái Lan đã thổi thành công "bản giao hưởng" mang tên Phuket Sandbox và Samui+. Nó đã giúp hai hòn đảo phía nam Thái Lan đón được rất nhiều khách du lịch và cải thiện tình hình kinh tế từ đầu tháng 7 đến nay.

    Du khách quốc tế muốn đến Phuket du lịch cần có 5 loại giấy tờ như: Giấy xét nghiệm Covid, Giấy xác nhận tiêm chủng, Bảo hiểm Covid-19, Giấy xác nhận nhập cảnh của Lãnh sự quán và cài đặt ứng dụng quản lý du khách ThailandPlus trên điện thoại. Tất cả những tình huống xấu nhất đều được lên kịch bản kỹ lưỡng.

    Tròn ba tháng và kết quả của họ đủ để đánh giá hiệu quả của chương trình này dành cho du khách nước ngoài. Đây đã một cánh cửa thành công giúp đất nước du lịch phát triển mạnh như Thái Lan vượt qua khó khăn do Covid-19 gây ra.

    Từ ngày 1 đến 23/7, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan thống kê được 14.055 khách nước ngoài, trong đó khách Mỹ, Anh, Israel, Đức và Pháp chiếm đa số. Chỉ một tháng ngắn ngủi đã giúp tiêu thụ đến 190.843 đêm phòng và mỗi khách trung bình xài khoảng 59.982 Bath (khoảng 40 triệu đồng) trong suốt chuyến tham quan của mình.

    Tổng thu từ du lịch trong tháng tại Phuket là 828 triệu Bath (gần 600 tỷ đồng) nhưng Cơ quan du lịch lớn nhất Thái Lan ước tính chi tiêu của khách đã giúp tạo ra đến 1,92 tỷ Bath (gần 1.300 tỷ đồng) cho nền kinh tế địa phương cả trong và ngoài ngành du lịch.

    Để áp dụng thành công Phuket Sandbox hay Samui+ thì ít nhất 75% cư dân sống tại hai hòn đảo này đã tiêm đủ liều vaccine. Hiện tại Phuket đang là nơi an toàn nhất Thái Lan giữa lúc tình hình dịch bệnh lên đến hơn 20.000 ca mỗi ngày. Rõ ràng việc tạo ra điểm đến, địa phương an toàn là tối cần thiết, không chỉ có giá trị cho ngành du lịch mà còn cho nhiều ngành nghề khác phát triển sau đại dịch này.

    Một người bạn làm tại Tổng cục Du lịch Thái Lan bày tỏ lo lắng trước khi Chính phủ chạy chương trình Phuket Sandbox và thường xuyên chia sẻ thông tin về sự trục trặc trong quá trình áp dụng từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, hiện tại tất cả đã ổn và tạo ra những quy trình chuẩn, có căn cứ để áp dụng tiếp tục cho Krabi, Phang Nga, Pattaya, Bangkok, Chiengmai và nhiều địa phương khác.

    Để tạo được thành công tổng thể cần có một cái nhìn rộng và sức mạnh hiệu triệu toàn xã hội, không thể một công ty, đơn vị riêng lẻ nào làm được. Chưa bao giờ ngành du lịch cần sự lãnh đạo và nhất quán như hiện nay.

    Sau đợt dịch Covid này, tất cả đã thấm đòn, rời rạc thì cần lắm một và chỉ một nhạc trưởng có tâm, có tầm để vực dậy nền "công nghiệp không khói" này.

    Nguyễn Trần Hoàng Phương

    Tiếp tục hay dừng Facebook?

    Tiếp tục hay dừng Facebook?

    Tôi sống hai cuộc đời. Cuộc đời thực đôi khi tẻ nhạt và một cuộc đời ảo sinh động trên Facebook.

    Khi nhìn thấy bìa Tạp chí Time với ảnh Mark Zuckerberg bị che miệng bằng thông báo lựa chọn giữa xóa hay không xóa Facebook, tôi nghĩ đến viên thuốc đỏ, xanh trong phim "Ma trận", từ lâu trở thành một biểu tượng văn hóa ở phương Tây.

    Sống trong một thế giới mà máy móc thao túng con người, bơm vào đầu ảo tưởng về một cuộc sống đang diễn ra như thật, liệu anh sẽ chọn viên xanh: tiếp tục sống hạnh phúc trong ảo tưởng đó, hay viên đỏ: tỉnh dậy sống với một thế giới thực đã sụp đổ để chiến đấu chống lại máy móc. Neo - người được chọn trong phim - đã uống viên đỏ.

    Facebook cũng cho tôi một thế giới gần như ma trận. Mùi vị của một bữa ăn đôi khi không quan trọng bằng thưởng thức những comment về ảnh món ăn mà tôi đăng lên "tường". Tận hưởng một chuyến du lịch không quan trọng bằng những trầm trồ xuýt xoa của bạn bè dưới những bức ảnh của chuyến đi.

    Tôi sẵn sàng đánh đổi cuộc đời thực để chìm đắm trong cuộc đời ảo kia chăng?

    Năm 2020, bộ phim tài liệu mang tên The Social Dilemma về cách mà Google hay Facebook thao túng con người phát hành. Tất nhiên, chẳng phải đến bộ phim này tôi mới biết rằng mình đang bị thao túng. Từ việc phân tích tất cả thông tin về nhân thân, thói quen, sở thích mà các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thu thập được của mỗi cá nhân, thứ dữ liệu quý như vàng về thói quen tiêu dùng này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc quảng cáo các sản phẩm hàng hóa đến đúng người, đúng thời điểm nhất.

    Người tiêu dùng đôi khi mua một sản phẩm không phải vì đang cần nó mà chính tần suất xuất hiện của nó đã bơm vào đầu anh suy nghĩ rằng: anh cần mua nó. Thế nên, các doanh nghiệp sẵn sàng chi không tiếc để sử dụng thứ dữ liệu này. Facebook vì thế sẽ càng ngày càng giàu lên mà không có điểm dừng. Và quan trọng nhất, nó nhắn nhủ rằng: anh đừng nghĩ đến chuyện thoát khỏi sự thao túng của một hệ thống tinh vi như thế. Anh tưởng mình hiểu, nhưng sẽ không bao giờ thoát khỏi thao túng ấy.

    Về mặt cá nhân, đôi khi tôi còn sử dụng chính thao túng đó cho mục đích của mình: muốn mua một thứ gì đó, đơn giản thôi, hãy tìm kiếm nó trên Google hoặc Facebook chỉ một lần, sau đó thứ mình muốn sẽ tự tìm đến. Có nghĩa tôi sẵn sàng chia sẻ tất cả dữ liệu cá nhân cho đến thói quen tiêu dùng của bản thân để được phục vụ tốt nhất.

    Khi đọc những nhận định cho rằng, thời của Facebook đã đến lúc kết thúc bởi những cáo buộc về việc thu thập trái phép thông tin, thao túng người dùng, lan truyền thông tin sai lệch, một người bạn hỏi tôi, về mặt pháp luật, có cách nào ngăn chặn Facebook làm những việc đó hay không?

    Ngay sau những tiết lộ gây sốc của Frances Haugen - cựu quản lý Facebook, gần 50 tổ chức phi lợi nhuận đã yêu cầu ngăn chặn mô hình kinh doanh của Facebook. Nhóm này đề nghị Quốc hội Mỹ điều tra công ty của Mark và thông qua luật bảo mật dữ liệu "đủ mạnh để chấm dứt mô hình kinh doanh hiện tại" của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cũng được yêu cầu tiến tới việc đưa ra quy tắc cấm các công ty thu thập thông tin người dùng ngoài những thứ cần thiết cho dịch vụ, đồng thời phạt nặng các bên sử dụng dữ liệu người dùng cho mục đích khác hoặc bán cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý.

    Câu trả lời của tôi cũng là "có", sẽ có những quy định pháp luật như thế. Nhưng đây không chỉ là cuộc chiến pháp lý rằng anh có được làm như vậy với người dùng hay không, mà có lẽ xa hơn, đây là lựa chọn hoàn toàn thuộc về bản chất con người.

    Chọn viên xanh hay viên đỏ, anh sẽ tiếp tục tự nguyện chia sẻ mọi thứ, chấp nhận bị thao túng để sống trong một thế giới ảo tươi đẹp hay quay về sống hoàn toàn thực tế dù bớt sinh động hơn.

    Bạn sẽ chọn viên thuốc xanh hay đỏ?

    Bùi Phú Châu

    Những hộp sắt tây đong đầy kỷ niệm

    Những hộp sắt tây đong đầy kỷ niệm

    Không ít người cảm thấy ngỡ ngàng khi phát hiện ra rằng thói quen tận dụng hộp bánh cũ để đựng kim chỉ tưởng chỉ có ở châu Á hóa ra lại là một hiện tượng toàn cầu. Thói quen dùng hộp bánh bằng thiếc đựng đồ may vá hay lấy hộp bơ chứa thực phẩm cho vào tủ lạnh của các bà các mẹ còn gợi cho con cháu biết bao kỷ niệm mỗi lần trông thấy.

     


     Ảnh: notinferno

    Theo The New York Times, sau khi ngành công nghiệp thực phẩm đóng gói của Mỹ nổi lên vào cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ Đại suy thoái (1929 - 1933), nhiều người đã tái sử dụng những hộp chứa sản phẩm để trữ đồ ăn và tiền tiết kiệm. Trên trang tin BuzzFeed, một người kể, theo lời mẹ cô, trong Thế chiến thứ 2, mọi người được khuyến khích tái sử dụng các vật dụng. Lúc đó, bánh quy thường được bán rời trong túi giấy, còn hộp thiếc thì không phổ biến lắm.

    Mãi đến năm 1966, khi thương hiệu Royal Dansk sản xuất hộp thiếc chất lượng cao để giữ cho những chiếc bánh quy bơ Đan Mạch của hãng luôn tươi ngon, người ta dần khám phá ra nhiều ưu điểm tái sử dụng của chúng.

    Đâu đâu cũng vậy

    Hồi tháng 8 năm nay, nhà phê bình phim người Mexico Carlos Aguilar đăng lên Twitter bức ảnh gồm hai hộp thiếc Royal Dansk màu xanh vương giả: một hộp chứa đầy bánh quy bơ phủ đường trong giấy gói màu trắng, bên cạnh một hộp giống hệt vậy nhưng chứa nào là nút với chỉ. Bức ảnh thứ nhất đề là “Kế hoạch cho mùa thu này”, còn bức thứ hai đề là “Biến chủng Delta”.

    Có lẽ dự định ban đầu của Aguilar chỉ là chạy theo trào lưu ảnh chế vốn đang rất phổ biến lúc bấy giờ nhằm than vãn về ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bất ngờ thay, mẩu tweet của anh đã thu hút đến nửa triệu lượt thích và 75.000 retweet, nhưng vì một lý do không hề liên quan. Nó tình cờ khơi dậy một kỷ niệm dường như rất phổ biến trong tuổi thơ của nhiều người: cảm giác thất vọng pha lẫn chút bất ngờ ngay giây phút mở hộp bánh quy tìm thức ăn vặt, để rồi nhận ra trong đó chỉ toàn là đồ may vá.

     


     Bài đăng của Carlos Aguilar

    Là chủ nhân bài tweet, chính Aguilar cũng bất ngờ. “Điều mà tôi nghĩ là rất cá biệt và đặc trưng - chỉ có người Mỹ Latinh và người Mexico mới làm, hóa ra lại là một hiện tượng toàn cầu” - Aguilar, 32 tuổi, hiện đang sinh sống tại Los Angeles, chia sẻ với The New York Times.

    Trong một bài đăng trên mạng xã hội Reddit khoảng 3 năm trước, một người dùng cũng sử dụng một ảnh chế tương tự: nửa trên là một cụ bà đang khước từ một hộp đựng đầy bánh bích quy, và bên dưới, cụ có vẻ rất vừa ý khi chiếc hộp đó chứa đầy kim chỉ. Bài đăng này nhận được bình luận hưởng ứng và vô tình trở thành một khảo sát về mức độ phổ biến của thói quen dùng hộp bánh bằng thiếc (không nhất thiết của Hãng Royal Dansk) đựng đồ kim chỉ này.

    Tính tới thời điểm tác giả tổng kết lại, hầu khắp thế giới điều có thói quen này, chỉ trừ một số ngoại lệ gồm Bhutan, Liechtenstein, Vatican, Luxembourg, vài nước châu Phi, một số quốc gia vùng Carribe và phần lớn các đảo quốc vùng Thái Bình Dương.

    Lựa chọn không ngẫu nhiên

    Những hộp bánh Royal Dansk chính là ví dụ điển hình cho việc bao bì sản phẩm đôi khi còn có tầm ảnh hưởng hơn cả “nội dung”. Bên cạnh ứng dụng phổ biển nhất là đựng kim chỉ, những hộp bánh này còn được tái sử dụng với mục đích đa dạng đến mức người ta thậm chí quên đi công năng ban đầu của chúng. Theo website của hãng, chiếc hộp thiếc Royal Dansk có thể đóng mở thoải mái và tái sử dụng để lưu trữ đồ dùng nói chung. Thương hiệu này cho biết một số người còn dùng nó như một cái tô để đựng thức ăn. Dù vậy, đại diện hãng cho biết họ không chủ ý thiết kế hộp sản phẩm của mình cho mục đích tái sử dụng.

    Đáng lưu ý, theo Colin Lu, một người dùng mạng xã hội Quora, trong số hầu hết các loại bánh quy trên thị trường, gần như chỉ có bánh quy bơ Đan Mạch được bán trong hộp thiếc. Lu cho rằng ngoài việc kích cỡ của nó vừa khéo đựng đủ một bộ dụng cụ khâu vá, chiếc nắp chặt và kín chính là yếu tố quyết định khiến hộp thiếc bánh quy Đan Mạch rất thích hợp để đựng nhiều loại đồ dùng khác nhau. “Rất ít hộp đựng sở hữu những đặc tính này. Hầu hết bao bì thực phẩm đều mỏng manh, khó đóng lại, quá nhỏ, có hình dáng kiểu cổ chai hoặc kích thước không thích hợp để chứa dụng cụ may” - Lu nhận xét.

    Ngoài sự đa năng và độ bền của nó, người ta không nỡ vứt những hộp thiếc này vì còn thấy chúng quá đẹp và có giá trị. Vào thời thịnh hành, Royal Dansk được xem như một trong những thương hiệu cao cấp. Giá trị đó vẫn duy trì cho đến gần đây. “Những chiếc bánh quy này khá đắt, vì vậy chúng tôi hiếm khi mua chúng một cách tùy tiện” - Varvara Bondarenko, ở Nga, chia sẻ với trang Vice trong một bài viết năm 2017. Bondarenko cho biết gia đình cô thường mua bánh làm quà tặng trong dịp năm mới. Dù không thích bánh quy nhưng bà cô vẫn vui vẻ nhận hộp bánh vì giá trị của nó.

     


     Hộp kim chỉ ở nhà người viết bài này. Ảnh: Phan Bảo

    Ngoài hộp bánh quy Royal Dansk, số loại hộp hay bao bì đựng sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều vô kể: túi dây rút màu tím dùng để bọc rượu whisky Crown Royal có thể đựng bộ trò chơi ghép từ Scrabble, hộp kẹo ngậm bạc hà Altoids có thể đựng mấy đồng xu lẻ, lon cà phê Folgers để đựng các loại hạt và cả ốc vít, những chiếc lọ dưa chua Vlasic có thể chứa đậu lăng...

    Hộp bơ phết bằng nhựa của Hãng Country Crock cũng là lựa chọn hoàn hảo để tái sử dụng, chứa thực phẩm: chúng bền đến nỗi hình ảnh in ấn trên hộp không hề bị mờ đi sau khi bị rửa trong máy rửa chén, “nung mình” trong lò vi sóng nhiều lần, hay chuyền tay qua nhiều gia đình; ngoài ra còn có thể xếp chồng lên nhau và dễ dàng vệ sinh.

    Nếu những ví dụ trên khá xa lạ thì đây, những cách làm này, chắc hẳn rất phổ biến ở Việt Nam: đựng kim chỉ trong hộp bánh Danisa, trữ thực phẩm đã sơ chế và thức ăn thừa trong hũ kem Vinamilk, hay chứa gia vị và các loại hạt trong lọ thủy tinh sữa bột Milo.

     

    Universal Music Group: Bản quyền âm nhạc là chiến trường đẫm máu

    Universal Music Group: Bản quyền âm nhạc là chiến trường đẫm máu

    Ngày 21.9 vừa qua Universal Music Group đã chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Euronext với trị giá 45 tỉ Euro (53 tỉ USD), trở thành công ty ghi âm âm nhạc lớn nhất trên thế giới và là công ty phát hành lớn thứ nhì thế giới. Bản quyền âm nhạc giờ đây đã trở thành thị trường béo bở và đẫm máu của nhiều nền tảng âm nhạc khác nhau.... Bài viết của Du Lê trên tờ Tuổi trẻ cuối tuần. 

    Giải pháp "lắm chân" cho cái đói

    Giải pháp "lắm chân" cho cái đói

    Bánh mì kẹp sâu cho bữa sáng, sữa gián và sữa ruồi luôn sẵn sàng phục vụ ở canteen và món cháo dế sẽ sưởi ấm những đêm mưa rét. Đây là những loại thực phẩm thân thiện với môi trường và hứa hẹn sẽ cách tân chế độ ăn uống "xấu xí" của loài người trong tương lai. Bài viết của tác giả Chủng Hạnh trên tờ Tuổi trẻ cuối tuần. 

    Để trường kỳ chống dịch

    Để trường kỳ chống dịch

    Rồi cũng tới lúc chúng ta phải giảm bớt, hoặc dừng "giãn cách xã hội" tuỳ nơi, tuỳ lúc, tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ cả năng lực hiểu biết cùng khả năng ứng phó và chịu đựng của nhà nước và người dân. Vấn đề là sắp tới chúng ta cần đối phó với kịch bản gì và biến chủng gì của Covid-19. Bài viết của tác giả Hữu Nghị trên tờ Tuổi trẻ cuối tuần 

    Nhìn lại hai đợt tháo chạy của lao động nhập cư

    Nhìn lại hai đợt tháo chạy của lao động nhập cư

    Lao động nhập cư của Ấn Độ được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất mỗi lần có phong toả toàn quốc về Covid-19, bởi nó khiến họ mất việc làm và phải vượt hành trình vất vả rời phố về quê. Nhiều người đã trở lại khi tình hình tạm ổn, để rồi một lần nữa phải đối mặt với nguy hiểm quên bản thân. Bài viết của Tịnh Anh trên Tuổi trẻ cuối tuần. 

    Năm 2022: Cả thế giới được tiêm vaccine?

    Năm 2022: Cả thế giới được tiêm vaccine?

     

     Em Jazmin Alessandra Barahona Escobar (10 tuổi) được tiêm vaccine COVID-19 của Sinopharm tại Bệnh viện El Salvador ngày 23-9-2021. Ảnh: Reuters

     Trả lời phỏng vấn một tờ báo Thụy Sĩ ngày 23-9, khi được hỏi khi nào chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường, ông Stéphane Bancel - CEO của Moderna - cho biết: “Vào ngày này, năm sau, tôi cho là như thế”. 

    Theo ông Bancel, các nhà sản xuất vaccine sẽ sản xuất đủ vaccine để mọi người đều được tiêm trong vòng 12 tháng tới dù hiện nay chỉ khoảng 16 quốc gia trên thế giới đạt 70% dân số được tiêm vaccine đầy đủ. Các liều tiêm bổ sung (mũi 3 trở đi) sẽ sẵn sàng ở một mức độ nào đó và trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vaccine.  

    Sự tự tin của nhà tỉ phú người Pháp điều hành Moderna về lượng vaccine cung ứng cho thế giới nhận được sự đồng tình của đối thủ Pfizer. 

    Ngày 26-9, trả lời phỏng vấn Đài ABC, CEO của Pfizer là Albert Bourla khẳng định không thiếu vaccine. Ông cho rằng tiêm liều đầu tiên (cho người chưa tiêm mũi 1) và tiêm mũi bổ sung thứ 3 (cho người đã tiêm mũi 2) có thể diễn ra đồng thời. 

    Theo Hãng Pfizer, đến tháng 9-2021, công ty đã sản xuất 2 tỉ liều vaccine và 500 triệu liều trong số này đã gửi đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. 

    Từ nay đến cuối năm, ông Bourla nói sẽ sản xuất thêm 1 tỉ liều, nâng tổng số liều vaccine COVID-19 hãng sản xuất trong năm nay lên 3 tỉ. 1 tỉ liều vaccine này được gửi đến các nước có thu nhập thấp và trung bình theo kế hoạch từ trước. 

    Theo trang launchandscalefaster.org của Trung tâm Đổi mới sức khỏe toàn cầu Duke (Mỹ) do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ nhằm cung cấp dữ liệu chất lượng cao về triển khai và mở rộng quy mô các can thiệp y tế trên toàn cầu, dự báo các nhà sản xuất vaccine sẽ cung ứng tổng cộng hơn 12 tỉ liều trong năm 2021. 

    Con số này tổng hợp từ công bố của các nhà phát triển vaccine nhưng có nhiều yếu tố không chắc chắn, do thiếu công bố từ nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc, Nga.

    Trên thị trường, trừ vaccine Janssen (Hà Lan - Bỉ) và CanSino (Trung Quốc) là 1 liều tiêm, đa số các loại còn lại là vaccine 2 liều, rất hiếm vaccine 3 liều. 

    Nếu thế giới dùng vaccine 2 liều, sẽ cần 11 tỉ liều để tiêm cho 70% dân số - ngưỡng đạt miễn dịch cộng đồng do tỉ lệ bao phủ vaccine đủ rộng để hạn chế sự lây lan và bảo vệ được những người không tiêm khỏi nhiễm bệnh.

    Nếu các nhà sản xuất có thể đạt mục tiêu, thế giới sẽ có hơn 12 tỉ liều vaccine trong năm nay. Khi số vaccine này được phân bổ công bằng cho các nước trên toàn thế giới, nhu cầu tiêm cho 70% dân số của toàn thế giới có thể được đáp ứng trong năm nay.

    Nhưng nhu cầu này có thể thay đổi nếu vaccine cho trẻ em được phê duyệt rộng rãi ở nhiều nước, làm thay đổi bức tranh về nhu cầu, khả năng đáp ứng của vaccine trong năm nay. Ngoài ra, một số nước sẽ tiếp tục dự trữ vaccine nhiều hơn nhu cầu thực tế để đề phòng rủi ro, làm giảm nguồn cung cấp tức thời cho các quốc gia khác.

    Để đáp ứng nhu cầu của thế giới với hơn 12 tỉ liều cho năm nay, việc sản xuất vaccine phải tăng lên ở mức độ chúng ta chưa từng thấy trước đây. Tuy nhiên, dự báo, năng lực mở rộng sản suất vaccine không trải đều giữa các nhà sản xuất.

    Nguồn cung năm 2021 chủ yếu do Pfizer/BioNTech và AstraZeneca dẫn đầu. Các chuyên gia của Trung tâm Đổi mới sức khỏe toàn cầu Duke dự báo trong năm 2022, vaccine công nghệ mRNA tiếp tục có ưu thế, chiếm phần lớn lượng vaccine được cung ứng. Tuy nhiên, Sinopharm và Sinovac cũng sẽ tăng đáng kể năng lực sản xuất vaccine công nghệ virus bất hoạt của mình.

    Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh nhiều quốc gia đang triển khai tiêm vaccine diện rộng, hiểu rõ bức tranh tổng quan về dự báo sản xuất, lịch cung ứng vaccine là rất cần thiết.

    Nhưng điều này lại mù mờ, rời rạc, gây khó khăn cho việc đưa ra chính sách, ra quyết định về dự trữ vaccine hoặc các biện pháp khẩn cấp. 

    Ngày 22-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ sẽ mua thêm 500 triệu USD vaccine Pfizer/BioNTech, nâng tổng số vaccine Mỹ cam kết hỗ trợ lên 1,1 tỉ liều cho toàn thế giới. Mỹ cũng dành thêm 370 triệu USD để hỗ trợ các chiến dịch tiêm vaccine trên toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) cũng cam kết phân phối 500 triệu liều vaccine COVID-19 cho thế giới. Ngày 25-9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ nâng số vaccine viện trợ cho các nước nghèo lên 120 triệu liều, gấp đôi so với cam kết trước đó. Trung Quốc cam kết cung cấp 2 tỉ liều cho toàn cầu đến hết năm nay.

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io