Logo

    cải lương

    Explore " cải lương" with insightful episodes like "#5 NSƯT Lê Thiện: Cất cao tiếng hát trong thời chiến", "#4 NSND Bạch Tuyết: 2 bài học làm người từ Cải lương", "#2 Đạo Diễn Sân Khấu Nguyễn Hồng Dung: Chân lý “Thật và Đẹp” từ Cải lương tới đời thường" and "#6 NSND Bạch Tuyết: Ai xa xứ rồi cũng bắt đầu hiểu rõ hơn về bản sắc" from podcasts like ""Trăm Năm Sân Khấu", "Trăm Năm Sân Khấu", "Trăm Năm Sân Khấu" and "EduStation"" and more!

    Episodes (4)

    #5 NSƯT Lê Thiện: Cất cao tiếng hát trong thời chiến

    #5 NSƯT Lê Thiện: Cất cao tiếng hát trong thời chiến

    Năm 1958, NSƯT Lê Thiện bắt đầu bén duyên với Cải lương. Vở Cải lương đầu tiên bà tham gia là "Hạc chiều”, đóng vai chim hạc với những vũ điệu ba lê. Đến nay, điểm lại những vai diễn của bà trên sân khấu cải lương, vai diễn “Hạc chiều” vẫn để lại nhiều dấu ấn sâu đậm.

    Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, NSƯT Lê Thiện đã mang tiếng hát của mình đến những vùng bom đạn ác nghiệt. Bà từng có cơ hội biểu diễn cho nhiều vị lãnh tụ tài ba như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành, Nhà lãnh đạo Fidel Castro,… NSƯT Lê Thiện là một trong những nghệ sỹ vinh dự được Nhà nước trao Huy chương chiến sỹ vẻ vang, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

    Đối với bà, ký ức Cải lương gắn liền với vận mệnh đất nước, gắn liền với máu xương của những người đồng chí, anh em. Hãy cùng Trăm Năm Sân Khấu đi qua những hồi ức tuy đau thương nhưng đầy hào hùng cùng khách mời NSƯT Lê Thiện nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

    #4 NSND Bạch Tuyết: 2 bài học làm người từ Cải lương

    #4 NSND Bạch Tuyết: 2 bài học làm người từ Cải lương

    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Bạch Tuyết được khán giả ưu ái gọi với biệt danh “Cải lương chi bảo” - bảo vật của nghệ thuật Cải lương. Cô cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam tại hai viện hàn lâm Anh quốc và Bulgaria, với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ thứ 21".

    Trong từ “Cải lương”, cải mang nghĩa cải cách. Với suy nghĩ đó, cô Bạch Tuyết đã không ngừng nỗ lực thích nghi để đưa loại hình nghệ thuật được phổ biến rộng rãi, đặc biệt với người trẻ. Gần đây nhất, "Về nghe mẹ ru" với sự kết hợp với ca sỹ Hoàng Dũng đã gây ra tiếng vang lớn trên mạng xã hội. Trước đó, cô còn cover lại các ca khúc nhạc trẻ như Em gái mưa, Lạc trôi, Đừng hỏi em,...

    Thật vinh dự khi Trăm Năm Sân Khấu có dịp cùng trò chuyện với NSND Bạch Tuyết trong tập 4 này. Mời bạn cùng nghe.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

    #2 Đạo Diễn Sân Khấu Nguyễn Hồng Dung: Chân lý “Thật và Đẹp” từ Cải lương tới đời thường

    #2 Đạo Diễn Sân Khấu Nguyễn Hồng Dung: Chân lý “Thật và Đẹp” từ Cải lương tới đời thường

    NSND Năm Châu được mọi người xem như một nghệ sĩ bậc thầy của Cải lương Nam bộ, 100 năm có một. Ông vừa là diễn viên, soạn giả của hơn 50 tuồng cải lương, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh lẫy lừng. Và trên hết, thầy là người đặt nền móng cho trường phái Cải lương “Thật và Đẹp”. Tuyên ngôn về trường phái này được ông truyền tải qua vở diễn “Sân khấu về khuya” (tác phẩm liệt vào hàng kinh điển). Dù mất sớm, những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà vẫn luôn được ghi nhận và nhớ về.

    Trong tập podcast này của Trăm Năm Sân Khấu, chúng tôi vinh dự được gặp mặt Đạo Diễn Sân Khấu Nguyễn Hồng Dung, con gái của NSND Năm Châu và nghe cô trải lòng về cuộc đời của cha mình.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

    #6 NSND Bạch Tuyết: Ai xa xứ rồi cũng bắt đầu hiểu rõ hơn về bản sắc

    #6 NSND Bạch Tuyết: Ai xa xứ rồi cũng bắt đầu hiểu rõ hơn về bản sắc

    Mọi người hầu hết đều biết cô Bạch Tuyết với danh hiệu “cải lương chi bảo” nhưng - có thể bạn chưa biết - cô chính là nghệ sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam đạt học vị tiến sĩ. Năm 40 tuổi, cô Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ Văn.

    Những năm sau đó, cô lần lượt tốt nghiệp Khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu - Điện ảnh Sofia (Bulgaria) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Kịch nghệ Anh Quốc. Cô là người ham học hỏi và xem sự học là việc cả đời.

    Là một người làm và giữ gìn nghệ thuật dân tộc, được đi và gặp gỡ nhiều, góc nhìn của cô về bản sắc dân tộc là như thế nào? Cô nghĩ sao về thế hệ trẻ? Và đối với cô giáo dục là gì? Cùng tìm câu trả lời trong tập EduSation này nhé.

    Đừng quên bạn có thể xem bản video của podcast này trên YouTube: link
    Và đọc những bài viết thú vị của Vietcetera tại: link

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io