Logo

    suy niệm kinh thánh

    Explore " suy niệm kinh thánh" with insightful episodes like "Dụ ngôn người quản lý bất lương (Lc 16,1-8)", "Lc 7,15a: Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói", "Mt 25,40: Những người anh em bé nhỏ nhất của Đức Giêsu", "Câu chuyện con trai Thiên Chúa và con gái Loài Người trong St 6,1-4" and "Con chiên và đồng quan không bị bỏ rơi (Lc 15,1-10)" from podcasts like ""Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam", "Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam", "Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam", "Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam" and "Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam"" and more!

    Episodes (33)

    Lc 7,15a: Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói

    Lc 7,15a: Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói

    Hôm ấy, ở Nain, người ta đang khiêng một người chết đi chôn. Chúa Giêsu lại gần, sờ vào quan tài và nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh, hãy trỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. 
    Bài chia sẻ này sẽ trình bày đôi dòng suy tư về chi tiết “Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói”. 

    Mt 25,40: Những người anh em bé nhỏ nhất của Đức Giêsu

    Mt 25,40: Những người anh em bé nhỏ nhất của Đức Giêsu

    Đức Giêsu nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi làm cho chính Ta.”
    Vấn đề là: Ai là những người anh em bé nhỏ nhất của Đức Giêsu?

    Câu chuyện con trai Thiên Chúa và con gái Loài Người trong St 6,1-4

    Câu chuyện con trai Thiên Chúa và con gái Loài Người trong St 6,1-4

    Sách St 6,1-4 là câu chuyện khá kỳ lạ. Nhưng qua câu chuyện kỳ lạ này, tác giả Sách Thánh đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh về sự lãng quên, sự mất mát và sự nhầm lẫn các mối tương quan cơ bản của nhân loại.

    Con chiên và đồng quan không bị bỏ rơi (Lc 15,1-10)

    Con chiên và đồng quan không bị bỏ rơi (Lc 15,1-10)

    Chúng ta thường tự hỏi: Thiên Chúa sẽ cư xử thế nào với những con người tội lỗi khi họ phải ra trước Nhan Ngài? Là những kẻ tội lỗi đầy mình, chúng ta có thể chờ đợi gì nơi Thiên Chúa? 

    Mt 8,3: Chúa Giêsu giơ tay chạm vào người phong cùi

    Mt 8,3: Chúa Giêsu giơ tay chạm vào người phong cùi

    Câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi, được Thánh Mt kể trong Mt 8,2-3 nói với chúng ta rằng: Không phải vì chúng ta thánh thiện mà chúng ta xứng đáng được đến gần Thiên Chúa, nhưng chính vì Thiên Chúa cúi xuống chạm đến chúng ta ngay khi chúng ta đang là tội nhân, mà chúng ta có thể trở nên thánh thiện. 

    Có hợp lý không khi chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta như chúng ta tha cho người khác?

    Có hợp lý không khi chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta như chúng ta tha cho người khác?

    Làm thế nào dung hoà giữa một bên là sự kiện Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ rồi trong máu Đức Kitô, và bên kia là sự kiện phải liên tục nài xin ơn tha thứ ấy? Thiên Chúa không tha thứ trọn vẹn sao? Rồi lại còn “như chúng con cũng tha thứ” nữa?! 

    Mc 4,35-37: Tại sao các môn đệ gặp nguy hiểm?

    Mc 4,35-37: Tại sao các môn đệ gặp nguy hiểm?

    Mc 4,35-37 kể rằng: các môn đệ nhanh chóng ứng đáp với lệnh truyền của Chúa Giêsu yêu cầu họ đến với dân ngoại, nhưng rồi lập tức các ông phải đối diện với một trận cuồng phong dữ dội và sóng đánh con thuyền đền gần chìm. Sứ vụ có nguy cơ thất bại và các ông có nguy cơ bị hủy diệt. Tại sao lại xảy đến sự thất bại nhanh cóng và lớn lao như thế? 

    Hoàn cảnh Thánh Phaolô viết thư cho cộng đoàn Galát

    Hoàn cảnh Thánh Phaolô viết thư cho cộng đoàn Galát

    Thư Galát rõ ràng là một lá thư hoàn toàn do hoàn cảnh và chất đầy những tâm tình tức giận sôi sục của Thánh Phaolô, nhưng bên cạnh đó thư Galát cũng vẫn mang đậm tính chất suy tư. 

    Thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng tại Galát

    Thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng tại Galát

    Thánh Phalo viết: “Anh em biết: nhân khi thân xác bị đau ốm, tôi đã loan báo Tin Mừng cho anh em lần đầu tiên. Mặc dù thân xác tôi là một dịp thử thách cho anh em, anh em đã không khinh, không tởm; trái lại anh em đã tiếp đón tôi như một sứ giả của Thiên Chúa, như Đức Kitô Giêsu” (Gl 4,13-14). 
    Ngày nay, tại nhiều nơi, các nhà thừa sai cũng vẫn đang được sống kinh nghiệm đặc biệt đó của thánh Phaolo.

    Hội Thánh cầu nguyện khi thánh Phêrô bị bắt (Cv 12,5.12)

    Hội Thánh cầu nguyện khi thánh Phêrô bị bắt (Cv 12,5.12)

    Sách Công vụ Tông đồ 12,5.12 tường thuật sự kiện thánh Phêrô bị giam giữ và được Thiên Chúa cứu thoát; trong sự kiện này, tác giả sách Công vụ Tông đồ đã nêu bật thái độ của cộng đoàn Kitô hữu trước hiểm ngay và bách hại: Đó là việc cầu nguyện liên lỉ.

    Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

    Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

    Khi kể về sự kiện Thánh Gioan Tẩy Giả chào đời; Thánh Luca không mô tả bất cứ chi tiết nào về sự sinh hạ hay về dáng vẻ của cậu bé mới sinh... Điều mà ông muốn chúng ta chú tâm là tình thương và sự can thiệp của Thiên Chúa nơi con người và gia đình Thánh Gioan, vì ơn cứu độ của thế giới sẽ được thực hiện trong Chúa Giêsu mà Thánh Gioan là Tiền Hô.

    Ga 20,14.16: Bà Maria quay lại và thấy Đức Giêsu Phục Sinh

    Ga 20,14.16: Bà Maria quay lại và thấy Đức Giêsu Phục Sinh

    Để gặp Chúa Phục Sinh, bà Maria phải quay lại. Bà phải thay đổi hướng nhìn. Bà phải thôi tập trung vào sự chết và cảnh vực của sự chết. Bà phải quay lại để hướng về một chân trời mới, chân trời sự sống mà Chúa đã chinh phục và đang mở ra trước mắt bà. 

    Thánh Gia hành hương Giêrusalem (Lc 2,41-42)

    Thánh Gia hành hương Giêrusalem (Lc 2,41-42)

    Lc 2,41-42 kể câu chuyện gia đình Chúa Giêsu hằng năm vẫn cùng nhau đi hành hương, trẩy hội đền Giêrusalem chung với nhau. 
    Câu chuyện này mời gọi chúng ta suy nghĩ về những yếu tố quan trọng của việc cầu nguyện và thực hành tôn giáo trong đời sống hằng ngày. 

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io