Logo

    vietnam news podcast

    Explore " vietnam news podcast" with insightful episodes like "Hỏi đáp COVID-19: Người bệnh sau ghép tạng nhiễm bệnh cần lưu ý gì", "Hỏi đáp COVID-19: Trẻ từ 5-11 tuổi gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine?", "Hỏi đáp COVID-19: Có nên tiêm trộn cho trẻ từ 5-11 tuổi hay không?", "Hỏi đáp COVID-19: Làm thế nào để giảm mất ngủ hậu COVID-19?" and "Hỏi đáp COVID-19: Khi nào cần đi khám hậu COVID-19?" from podcasts like ""VietnamPlus's Podcast", "VietnamPlus's Podcast", "VietnamPlus's Podcast", "VietnamPlus's Podcast" and "VietnamPlus's Podcast"" and more!

    Episodes (100)

    Hỏi đáp COVID-19: Người bệnh sau ghép tạng nhiễm bệnh cần lưu ý gì

    Hỏi đáp COVID-19: Người bệnh sau ghép tạng nhiễm bệnh cần lưu ý gì

    Người bệnh sau ghép tạng có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao do hệ thống miễn dịch suy giảm vì phải dùng thuốc ức chế miễn dịch hàng ngày.

    Khi nhiễm COVID-19,  bệnh nhân ghép tạng thường sẽ tiến triển nặng hơn so với cộng đồng chung vì virus SARS-CoV-2 thường sẽ gây tổn thương lên các cơ quan: phổi, thận, tiêu hóa,… đồng thời cũng phải thận trọng trong việc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng viêm và điều chỉnh các thuốc chống thải ghép./.



    Hỏi đáp COVID-19: Trẻ từ 5-11 tuổi gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine?

    Hỏi đáp COVID-19: Trẻ từ 5-11 tuổi gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine?

    Hỏi: Phản ứng sau khi tiêm vaccine là điều thường xảy ra đối với hầu hết các loại vaccine phòng bệnh, không riêng gì vaccine COVID-19. Tuy nhiên, do COVID-19 là bệnh mới nên cần theo dõi các phản ứng sau tiêm đối với trẻ em từ 5-11 tuổi. Vậy sau khi tiêm vaccine COVID-19, trẻ em thường gặp phản ứng gì?

    Trả lời: Bộ Y tế vừa ra quyết định cấp phép vaccine dùng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2 loại vaccine Pfizer và Moderna với liều lượng chỉ định thấp hơn người lớn. Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, tuỳ từng loại vaccine mà trẻ có thể xuất hiện nhóm phản ứng khác nhau.

    Cụ thể, vaccine thứ nhất vaccine Pfizer. Vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi đóng gói có nắp màu cam, liều 0,2ml, chứa hàm lượng vaccine mRNA bằng 1/3 hàm lượng so với liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Khi tiêm vaccine Pfizer, trẻ có thể gặp các phản ứng sau tiêm như đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt. Đây là các phản ứng rất thường gặp, có tần suất cao hơn khi tiêm liều thứ 2.  

    Ngoài ra, trẻ cũng có một số phản ứng thường gặp khác như: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Một số phản ứng ít gặp hơn gồm nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu hay ngứa tại vị trí tiêm. Còn phản ứng gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim thường là hiếm gặp. 

    Loại vaccine COVID-19 thứ 2 được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em là vaccine Moderna. Tuy nhiên, loại vaccine này không dùng cho trẻ 5 tuổi mà chỉ định dùng cho trẻ từ 6-11 tuổi. Liều tiêm vaccine Moderna cho trẻ nhỏ bằng một nửa người lớn, mỗi liều 0,25 ml chứa 50 microgram vaccine mRNA.

    Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, khi tiêm vắc xin Moderna, trẻ cũng có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm. Cụ thể, phản ứng rất thường gặp bao gồm triệu chứng sưng hạch nách, sưng hạch bạch huyết ở cổ, trên xương đòn; đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt hay sưng, ban đỏ tại vị trí tiêm./.

    Hỏi đáp COVID-19: Có nên tiêm trộn cho trẻ từ 5-11 tuổi hay không?

    Hỏi đáp COVID-19: Có nên tiêm trộn cho trẻ từ 5-11 tuổi hay không?

    Hỏi: Hiện tại, có 2 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, gồm vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Vậy có nên tiêm trộn cho trẻ hay không?
    Trả lời: Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vaccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine được bào chế theo công nghệ mRNA nào.

    Cụ thể, vaccine Pfizer chỉ định cho người từ 5 đến dưới 12 tuổi. Liều lượng đường dùng là tiêm bắp tay, liều tiêm 0.2 ml, hai liều tiêm cách nhau 4 tuần.

    Vaccine Moderna được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Liều tiêm cho trẻ là 0,25ml; hai liều tiêm cách nhau 4 tuần.

    Theo Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ từ 5 đến 11 tuổi có phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 ít trầm trọng, bất thường hơn so với nhóm trẻ từ 12 tuổi trở lên.

    Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng trẻ phải luôn có người hỗ trợ, theo sát 24/24h, tránh vận động mạnh.

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi sẽ triển khai theo chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định ở trạm y tế phường-xã, bệnh viện, điểm tiêm lưu động và trường học. 

    Hỏi đáp COVID-19: Làm thế nào để giảm mất ngủ hậu COVID-19?

    Hỏi đáp COVID-19: Làm thế nào để giảm mất ngủ hậu COVID-19?

    Hỏi: Theo những thống kê gần đây, nhiều người bệnh sau khi khỏi COVID-19 đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

    Biểu hiện của tình trạng này là khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm hoặc giấc ngủ chập chờn, trằn trọc. Bệnh nhân không thể ngủ ngon giấc, từ đó dẫn đến tình trạng thức dậy rất sớm nhưng cơ thể lại mệt mỏi, rệu rã.

    Làm thế nào để giảm mất ngủ hậu COVID-19?

    Trả lời: Theo số liệu từ Bộ Y tế, khoảng 40% người bệnh bị mất ngủ khi mắc COVID-19. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho tình trạng này. Nguyên nhân đầu tiên đến từ tác dụng phụ của các loại thuốc; do môi trường bệnh viện hoặc các trải nghiệm xấu trong quá trình nhiễm bệnh.

    Nguyên nhân tiếp theo là do thiếu ánh sáng tự nhiên dẫn đến não, làm giảm tổng hợp Melatonin. Đây là một chất gây cảm giác buồn ngủ ở con người. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mất ngủ do cảm thấy sợ hãi hoặc do căng thẳng, lo lắng cao độ khi gặp phải những biểu hiện nhiễm bệnh.

    Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết F0 gặp tình trạng mất ngủ trong và sau nhiễm cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục đều đặn. Cụ thể như sau:

    Vào buổi chiều, bệnh nhân không uống cafe, trà, rượu; tránh ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

    Trước khi đi ngủ, người bệnh cần tạo thói quen giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ và tiếng ồn, có thể thư giãn bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc. Để duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn, phòng ngủ của mỗi người chỉ dành cho việc ngủ, tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại hay máy tính.

    Trong khi ngủ không nhìn vào đồng hồ; nếu thức quá 20 phút, bệnh nhân hãy ra khỏi giường cho đến khi buồn ngủ lại. Điều này sẽ giúp giảm lo lắng và dễ vào giấc hơn so với việc nằm trằn trọc./.

    Hỏi đáp COVID-19: Khi nào cần đi khám hậu COVID-19?

    Hỏi đáp COVID-19: Khi nào cần đi khám hậu COVID-19?

    Di chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, gặp ở khoảng 15-87% bệnh nhân sau mắc COVID-19 từ nhẹ đến nặng, sau đó là khó thở, đau tức ngực, ho khan... 

    Tuy nhiên, theo chuyên gia người dân không nên quá lo lắng, cơ thể sẽ dần dần hồi phục khi các biểu hiện nhẹ ít ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

    Hiện nay trên thực tế rất nhiều người quá lo lắng về hậu COVID-19, cứ nghĩ mình bị hậu COVID-19 nhưng đi khám thì các xét nghiệm hoàn toàn bình thường. 

    WHO khuyến cáo sau 6-8 tuần nếu các biểu hiện không hết hoặc nặng hơn thì mới gọi là hậu COVID-19. Ngoài ra, không phải ai sau nhiễm cũng bị hậu COVID-19./.

    Hỏi đáp COVID-19: Nên làm gì khi bị chóng mặt hậu COVID-19?

    Hỏi đáp COVID-19: Nên làm gì khi bị chóng mặt hậu COVID-19?

    Hỏi: Hậu COVID-19 có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt khi xoay đầu, nhìn thấy nhiều chuyển động trước mắt, đột ngột thay đổi vị trí; đôi lúc còn có cảm giác buồn nôn và giảm khả năng cân bằng. Vậy người dân nên làm gì khi bị chóng mặt do hậu COVID-19?

    Trả lời: Một số nguyên tắc có thể giúp giảm chóng mặt như sau:

    Thứ nhất, nên di chuyển chậm khi chuyển từ tư thế nằm và ngồi sang tư thế đứng. Có thể ngồi trong một hoặc hai phút và đợi cơn chóng mặt qua đi trước khi cố gắng đứng dậy, nhờ người hỗ trợ khi cần thiết.

    Thứ hai, cố gắng di chuyển một cách bình thường vì điều này có thể mất nhiều thời gian để làm quen, cải thiện sự cân bằng nên tránh hoặc hạn chế thời gian dài nằm trên giường, ngồi hoặc đứng.

    Thứ ba là giữ an toàn, nếu cảm thấy chóng mặt nhẹ khi vận động; khi đó, hãy tạm thời đứng yên, cơn chóng mặt sẽ ngừng trong vòng 1-2 phút.

    Thứ tư là nên lập lại kế hoạch hoạt động hàng ngày bởi làm việc quá sức có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn; vì vậy, điều quan trọng nhất là phải điều chỉnh, lập kế hoạch và ưu tiên các hoạt động hàng ngày.

    Thứ năm, người bệnh phải luôn giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách ăn và uống thường xuyên. Cách ăn uống thay đổi có thể khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Hãy cố gắng duy trì một thói quen và tránh để lâu không ăn hoặc uống.

    Cuối cùng, nên tránh căng thẳng vì nó có thể làm cho các triệu chứng choáng váng trầm trọng hơn. Ngoài ra cũng nên tránh hoặc hạn chế những đồ uống có chứa cồn và cafein vì sẽ làm giãn nở mạch máu và giảm huyết áp.

    Đặc biệt, nếu có biểu hiện chóng mặt đột ngột kèm theo tức ngực, khó thở, mất ý thức, yếu mặt, cánh tay hoặc chân và/hoặc bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào như vấn đề về nói và nuốt thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ gia đình hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe./.

    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao người bệnh đã âm tính vẫn bị ho kéo dài?

    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao người bệnh đã âm tính vẫn bị ho kéo dài?

    Hỏi: Rất nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 sau khi test nhanh có kết quả kháng nguyên âm tính nhưng vẫn có dấu hiệu ho. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại có hiện tượng này ở người nhiễm bệnh, và cách giảm ho như thế nào thì hiệu quả ? 

    Trả lời: Theo PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào - Giảng viên/bác sĩ bộ môn Tai-Mũi-Họng, trường Đại học Y Hà Nội, ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở. Khi kháng nguyên ở vùng mũi họng không còn, người bệnh có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian. 

    Ho sau COVID-19 cũng có thể xuất hiện thành cơn gây kích ứng, đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực dẫn tới người bệnh không ăn, không ngủ được, gây ra tổn thương ở phổi. Mặt khác, ho kéo dài có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm…

    Ngoài ra, người nhiễm SARS-CoV-2 có thể bị ngạt mũi. Nếu không điều trị mà thở bằng miệng, bệnh nhân sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi xử lý mà đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.

    Vậy nên để xử trí cơn ho khi không dùng thuốc, người bệnh nên hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết ho, ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho, uống những ngụm nhỏ nước ấm đến khi cơn ho dừng./.

    Hỏi đáp COVID-19: Xông hơi có an toàn cho các F0 là trẻ em?

    Hỏi đáp COVID-19: Xông hơi có an toàn cho các F0 là trẻ em?

    Hỏi: Sau thời gian dài sống chung với dịch bệnh, giờ đây người dân đã dần thích nghi và có thể tự điều trị COVID-19 tại nhà. Ngoài việc uống thuốc, xông hơi là phương pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho tất cả các nhóm đối tượng. Vậy có nên xông hơi cho trẻ em để chữa bệnh COVID-19?

    Trả lời: Bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định, việc xông hơi không hề có tác dụng và không an toàn đối với trẻ. Phương pháp này có thể làm bỏng niêm mạc của trẻ do cha mẹ không thể kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình xông. Ngoài ra, nếu các sản phẩm xông chứa hóa chất  ộc hại sẽ có thể gây ra viêm nhiễm, bội nhiễm đường hô hấp.

    Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, xông hơi quá nhiều có thể làm khô niêm mạc mũi. Khả năng chống chịu virus của cơ thể sẽ bị suy giảm, không chỉ đối với COVID-19 mà còn với nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Xông hơi chỉ làm giảm tình trạng khó thở do ngạt mũi hoặc tắc mũi ở người bệnh, chứ không tiêu diệt được virus. Vì vậy, mọi người không nên lạm dụng phương pháp này khi điều trị tại nhà.

    Các trường hợp trẻ có bệnh lý về đường hô hấp, co thắt phế quản, cha mẹ có thể xông khí dung thuốc đặc trị theo đơn của bác sĩ kê. Khuyến cáo không sử dụng lá xông hoặc viên xông cho trẻ./.



    Hỏi đáp COVID-19: Người mắc Omicron có bị di chứng hậu Covid hay không

    Hỏi đáp COVID-19: Người mắc Omicron có bị di chứng hậu Covid hay không

    Hỏi: Người mắc COVID-19 từ biến thể Omicron nhìn chung đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên có thể bình phục sau vài ngày. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không vì thế mà người bệnh chủ quan với nguy cơ mắc triệu chứng "Covid kéo dài" (Long Covid). 

    Trả lời: Hiện nay, biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta. Dữ liệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng số người mắc vẫn có thể chuyển nặng, cần nhập viện và tử vong. Bên cạnh dấu hiệu thay đổi so với Delta, người nhiễm Omicron cũng có nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài.

    Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa mới về hội chứng COVID kéo dài. Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi. Các triệu chứng có thể xuất hiện không thường xuyên hoặc tái phát theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức,...

    Tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do Omicron gây ra. Đến nay, tỷ lệ nhập viện và tử vong do Omicron gây ra tương đối thấp do đã có nhiều người được tiêm chủng. Tiêm chủng thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các biến thể hiện đang lưu hành bao gồm cả Omicron, mà còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng do các đột biến trong tương lai của COVID-19./.

    Hỏi đáp COVID-19: Cần lưu ý gì khi xét nghiệm nhanh tại nhà?

    Hỏi đáp COVID-19: Cần lưu ý gì khi xét nghiệm nhanh tại nhà?

    Hỏi: Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành văn bản cho phép công nhận kết quả xét nghiệm nhanh tại nhà do người dân thực hiện. Trên thực tế, việc tự test nhanh COVID-19 tại nhà đang rất phổ biến trong thời gian gần đây khi số ca F0 tăng đến mức kỷ lục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng bộ xét nghiệm nhanh. Vậy người dân cần lưu ý điều gì khi sử dụng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19?

    Trả lời: Đầu tiên, cần bảo quản bộ xét nghiệm nhanh ở nhiệt độ thích hợp từ 2-30 độ C và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không nên bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 2 độ C và cao hơn 30 độ C vì điều này có thể làm sản phẩm bị hỏng.

    Điều thứ hai cần lưu ý là nên kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi test. Đây là một bước cần thiết khi tự test nhanh tại nhà. Bởi nếu bộ xét nghiệm nhanh quá hạn sử dụng thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả test.

    Điều cần lưu ý thứ ba là không nên mở bộ test nhanh quá sớm. Việc mở ra sớm trước thời gian test có thể dẫn đến tình trạng cho ra kết quả dương tính giả. Chính vì vậy, khi nào chắc chắn mình cần test nhanh ngay lập tức thì mới mở ra.

    Điều lưu ý thứ tư là không đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn. Việc đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn có thể dẫn đến kết quả bị sai. Thời gian đọc kết quả test nhanh thích hợp nhất là từ 10 đến 15 phút. Bên cạnh đó, chúng ta nên để bộ xét nghiệm cố định một chỗ, tránh di chuyển để kết quả không bị ảnh hưởng./.

    Hỏi đáp COVID-19: Dấu hiệu nhận biết hội chứng hậu COVID ở trẻ em

    Hỏi đáp COVID-19: Dấu hiệu nhận biết hội chứng hậu COVID ở trẻ em

    Hỏi: Trẻ em vốn có hệ miễn dịch chưa đươhc hoàn thiện, vì vậy đây được xem là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhiều phụ huynh lo ngại nếu con em mình mắc COVID-19 thì sẽ để lại di chứng, đặc biệt là những trẻ có bệnh lý nền. Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết những di chứng đó?

    Trả lời: Hội chứng MIS-C hay còn gọi là hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ là hội chứng viêm đa cơ quan do phản ứng miễn dịch của cơ thể khi chống lại virus xâm nhập gây ra rối loạn miễn dịch. Hội chứng này gây tổn thương trực tiếp đến các cơ quan như da, đường tiêu hóa, hệ thống tim mạch, giãn mạch vành, tổn thương thận,... Nếu trẻ em không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể diễn biến khó lường và thậm chí dẫn đến tử vong.

    Hội chứng MIS-C thường xảy ra sau khi trẻ bị mắc COVID-19 từ 2 đến 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ thường là sốt cao liên tục trên 24 giờ, phát ban, phù nề, sưng huyết mắt, niêm mạc, tay chân, rối loạn tiêu hóa. Nếu nặng hơn, trẻ có thể gặp các biến chứng như tim đập nhanh, tụt huyết áp, tổn thương tim mạch,...

    Các biểu hiện của Hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phổ biến khác như nhiễm khuẩn huyết, sốc độc tố do tụ cầu và một số bệnh Kawasaki. Do đó, việc chẩn đoán sớm và chính xác hội chứng MIS-C sẽ góp phần giảm tỷ lệ biến chứng nặng ở trẻ./.

    Hỏi đáp COVID-19: Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

    Hỏi đáp COVID-19: Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

    Hỏi: Hiện nay, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi đang ngày càng gia tăng, nhất là khi nhiều địa phương cho học sinh đi học trực tiếp trở lại. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine ở lứa tuổi này còn chưa cao, cùng với đó là tốc độ lây lan nhanh của các chủng virus mới, khiến cho việc kiểm soát số lượng ca nhiễm trở nên khó khăn hơn. Vậy những trẻ em nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

    Trả lời: Theo Thạc sĩ, Bác Sĩ Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 chỉ ở thể nhẹ nhưng một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. 

    Cụ thể, các triệu chứng khi mắc COVID-19 thường chuyển nặng với các đối tượng trẻ em đẻ non, cân nặng thấp. Bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì; bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt./.



    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao một số bệnh nhân COVID-19 bị phát ban ở da?

    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao một số bệnh nhân COVID-19 bị phát ban ở da?

    Hỏi: Hiện nay có một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 gặp tình trạng phát ban trên da. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại có hiện tượng này ở người nhiễm bệnh, và triệu chứng phát ban nào cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ?

    Trả lời: Theo Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia, các lý do gây nên tình trạng nổi ban ở bệnh nhân COVID-19 có thể là: cơ thể bị nhiễm trùng trực tiếp ở các mô da; tác động của hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng của việc tăng đông máu xảy ra trong khi mắc COVID-19.

    Một số triệu chứng chung liên quan đến phát ban trong COVID-19 bao gồm: Mất màu da, chẳng hạn ở da trắng, ban trông đỏ, hồng hoặc sắc tím. Ở da đen, ban có thể có màu tím, xám tro hoặc nâu đen; phù; ngứa,...

    Trong một số trường hợp, hình dạng chính xác của ban COVID-19 có thể thay đổi tùy cá nhân, xuất hiện dưới những hình dạng khác nhau như: Mề đay, thường ở vị trí chi và thân mình; Rát, sẩn khiến cơ thể ngứa phẳng hoặc dày lên; Ban với bọng nước: loại ban có thể xuất hiện kèm bọng nước tương tự như bệnh thủy đậu. Thường xuất hiện ở thân mình và có triệu chứng ngứa./.

    Hỏi đáp COVID-19: Làm thế nào để chỉnh sửa thông tin sai trên PC-COVID

    Hỏi đáp COVID-19: Làm thế nào để chỉnh sửa thông tin sai trên PC-COVID

    Hỏi: Hiện nay trên ứng dụng khai báo sức khỏe điện tử PC-Covid có tình trạng hiển thị không chính xác thông tin về số mũi tiêm của người dân, bao gồm hiển thị thiếu mũi tiêm hoặc hiển thị thông tin sai về các mũi tiêm như sai thời gian, địa điểm thực hiện các mũi tiêm, loại vaccine đã tiêm… Khi gặp trường hợp này, người dân cần làm gì? 

    Trả lời: Hiện nay, ứng dụng này đã cập nhật thêm tính năng "Tự khai tiêm vaccine", cho phép người dùng tự khai báo thông tin về các mũi tiêm vaccine của bản thân trong trường hợp ứng dụng PC-Covid cập nhật thiếu hoặc không chính xác.

    Đầu tiên, người dùng cần cập nhật ứng dụng PC-Covid phiên bản mới nhất. Tại ứng dụng chính của PC-Covid, người dùng nhấn vào phần hiển thị số lượng mũi tiêm. Tại giao diện hiện ra tiếp theo, người dùng nhấn chọn mục Tự khai tiêm vaccine trong trường hợp thông tin các mũi tiêm hiển thị trên ứng dụng không chính xác.

    Tại giao diện khai báo thông tin tiêm vaccine, người dùng điền các thông tin liên quan như loại vaccine đã tiêm, ngày tiêm. Các mục không đánh dấu sao như Lô vaccine hay Đơn vị tiêm chủng có thể bỏ trống nếu không có thông tin./.

    Hỏi đáp COVID-19: Điều cần biết khi tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

    Hỏi đáp COVID-19: Điều cần biết khi tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

    Hỏi: Hiện có nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi để giúp trẻ được tới trường, đảm bảo quyền lợi của các em. Vậy việc tiêm vaccine cho trẻ em có cần thiết hay không?

    Trả lời: Bộ Y tế cho biết đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Theo đó, chính phủ cũng đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng, việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi là cần thiết.

    Ông Lân cũng cho biết lứa tuổi nào khi mắc COVID-19 cũng đều có biểu hiện từ không triệu chứng đến có triệu chứng và bệnh nặng, tử vong. Với trẻ em, tuy tỷ lệ gặp biến chứng nặng thấp nhưng qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, nghiêm trọng. Do đó, trẻ em từ 5-11 tuổi nếu được tiêm vaccine thì khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn, giảm tỷ lệ chuyển nặng, tử vong.

    Hơn nữa, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm cho gia đình, cộng đồng, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Ngoài ra, khi được tiêm vaccine, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia hoạt động khác như đi học, thể thao, vui chơi ngoài trời,…

    Thêm vào đó, vaccine được lựa chọn để triển khai tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là Pfizer. Đây là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt. Số nước sử dụng tăng lên hằng ngày, tính đến nay là 44 nước và có đến 3/4 số nước đó đã sử dụng vaccine./.

    Tin nong ngay 11/2: Su that ve tuc keo dau, bat vo cua nguoi H'Mong

    Tin nong ngay 11/2: Su that ve tuc keo dau, bat vo cua nguoi H'Mong

    Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh "bắt vợ" của các thanh niên H’Mông tại một xã vùng cao thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

    Sự việc này đang gây xôn xao, làm nhiều người dấy lo ngại về những hủ tục vùng miền vẫn đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại.

    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao mắc bệnh thể nhẹ vẫn gặp di chứng?

    Hỏi đáp COVID-19: Tại sao mắc bệnh thể nhẹ vẫn gặp di chứng?

    Hỏi: Nhiều người từng mắc COVID-19 thể nhẹ, sau khi khỏi có các triệu chứng nặng hơn như mệt mỏi, khó thở, bồn chồn không thể làm được việc gì kể cả tay chân lẫn trí óc. Điều này đặt ra câu hỏi vì sao F0 nhẹ vẫn gặp di chứng hậu COVID-19?

    Trả lời: Theo Bác sĩ Đinh Thế Tiến, hiện đang công tác tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, COVID-19 gây viêm tế bào và làm tổn thương mất - bù, kiệt năng lượng ở các tế bào cơ tim, tế bào hô hấp... Hệ quả là cơ thể trở nên mệt mỏi sau khi khỏi COVID-19. Kết hợp với tâm lý căng thẳng, lo lắng khi trở thành F0, các ảnh hưởng này bị khuếch đại và gây ra nhiều triệu chứng như hụt hơi, mệt mỏi, cảm giác thiếu năng lượng hậu COVID-19.

    Bác sĩ Tiến cũng cho biết F0 nhẹ và tiêm đủ liệu trình vaccine, không cần hỗ trợ thở oxy thường chỉ gặp các di chứng nhẹ, liên quan tới rối loạn chức năng hô hấp hoặc tâm lý căng thẳng. Những người này có khả năng hồi phục tốt sau điều trị, khỏi di chứng COVID-19 hoàn toàn.

    Còn theo Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ F0, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là những vấn đề như xơ hóa phổi, giảm dung tích phổi sau COVID-19, thứ 2 là rối loạn thần kinh thực vật. Những rối loạn thần kinh thực vật có thể tồn tại sau khi hết COVID-19 và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cụ thể là làm rối loạn điện giải, cơ thể như không có sức, người hồi hộp, thở gấp.

    Tin nong ngay 10/2: Tiem vaccine de dua tre den truong

    Tin nong ngay 10/2: Tiem vaccine de dua tre den truong

    Một năm sau đại dịch, gần 50% học sinh toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng vì trường học đóng cửa toàn bộ hoặc một phần. Thực tế này cũng ảnh hưởng tới hơn 100 triệu giáo viên và nhân viên trường học.

    Mặc dù virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lây lan, song trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng, những quy định giãn cách và quy trình vệ sinh dịch tễ, sau các kỳ nghỉ Đông hay nghỉ lễ năm mới, nhiều chính phủ đều xác định duy trì kế hoạch mở cửa trở lại trường học để trẻ em tiếp tục được học trực tiếp sau thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh, nhằm bảo đảm lợi ích của trẻ em.

    Trong quá trình mở cửa trường học, một số nước phát hiện bất cập thì đã có những điều chỉnh quy định để tránh gián đoạn hoặc cản trở các quy trình dạy và học trực tiếp.

    Hỏi đáp COVID-19: Làm gì để giảm biến chứng giọng nói sau khi mắc bệnh

    Hỏi đáp COVID-19: Làm gì để giảm biến chứng giọng nói sau khi mắc bệnh

    Hỏi: Ngày càng nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 gặp các biến chứng liên quan đến giọng nói hoặc nuốt khi tiêu hóa. Nguyên nhân là do các ảnh hưởng trong quá trình điều trị như ho dai dẳng, đặt ống thở, trào ngược dạ dày thực quản,... 

    Trả lời: Các thay đổi về giọng nói gồm khàn giọng, tiếng nói nhỏ hơn trước, nói bị hụt hơi, cần gắng sức để nói, đau khô cổ họng. Với người gặp khó khăn khi nuốt, một số dấu hiệu thường gặp là sặc, ho trong hoặc sau khi nuốt, khó nhai thức ăn, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, đau khi nuốt, khó khăn kiểm soát nước bọt, thức ăn rơi vãi từ mũi hoặc miệng, thể chất kém và dễ mệt mỏi trong suốt bữa ăn.

    Để chăm sóc giọng nói, người có các biểu hiện trên cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Khi thấy ngứa trong học, người bệnh có nên thực hiện các động tác nuốt hoặc ngáp. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên kê đầu giường cao hơn 30 độ. Bên cạnh đó, các đồ uống có chứa cồn, caffein, thức uống có ga cũng cần được hạn chế./.

    Hỏi đáp COVID-19: Cách phòng tránh lây nhiễm khi đi xe khách về quê

    Hỏi đáp COVID-19: Cách phòng tránh lây nhiễm khi đi xe khách về quê

    Hỏi: Dịp Tết, nhiều người dân lựa chọn về quê bằng các phương tiện như xe khách, tàu hỏa, máy bay,... tuy nhiên đây lại là nơi tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

    Trả lời: Theo các chuyên gia y tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc di chuyển bằng phương tiện công cộng làm gia tăng nguy cơ nhiễm và lây lan COVID-19. Vì vậy, khi người dân bắt buộc phải di chuyển đường dài trên các phương tiện công cộng, cần nắm rõ một số quy tắc bảo vệ chung để giảm nguy cơ mắc bệnh.

    Cụ thể, đối với người cao tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính trong thời gian này nên hạn chế đi lại, vì đây là nhóm người rất dễ bị lây nhiễm. Trong trường hợp phải đi lại, người dân nên tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế như: khai báo y tế theo quy định (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...); sử dụng khẩu trang đúng cách; giữ khoảng cách an toàn khi lên xuống phương tiện, khi xếp hàng chờ hay khi ngồi trên xe. Đặc biệt, tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông./.



    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io