Logo

    tâm lý podcast

    Explore " tâm lý podcast" with insightful episodes like "Bít Tất Tâm Lý #250: Những giai điệu lải nhải bên tai", "Bít Tất Tâm Lý#248: Xe lăn bánh, người ngủ gật", "Bít Tất Tâm Lý #245: Đừng ai bảo ta phải làm gì", "Họp xong chẳng nhớ gì - Bít Tất Tâm Lý #240" and "Phép màu của tiếng mưa - Bít Tất Tâm Lý #237" from podcasts like ""Bít Tất", "Bít Tất", "Bít Tất", "Bít Tất" and "Bít Tất"" and more!

    Episodes (44)

    Bít Tất Tâm Lý #250: Những giai điệu lải nhải bên tai

    Bít Tất Tâm Lý #250: Những giai điệu lải nhải bên tai

    Đã bao giờ bạn muốn “phát rồ” vì một giai điệu ngẫu nhiên nào đó cứ tua đi tua lại trong đầu bạn?

    Thế thì bạn không cô đơn, 90% trong số 12,500 người tham gia khảo sát trên Internet cũng thừa nhận rằng họ có trải nghiệm tương tự. Người ta gọi những giai điệu này là earworm (sâu tai) - mô phỏng tính bám dính của chúng như thể một con sâu luôn quanh quẩn bên tai ta.

    Vậy thì những giai điệu thế nào sẽ có nguy cơ cao trở thành sâu tai quấy nhiễu chúng ta? Hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít tất Tâm lý tuần này nhé.

    Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý#248: Xe lăn bánh, người ngủ gật

    Bít Tất Tâm Lý#248: Xe lăn bánh, người ngủ gật

    Di chuyển đường dài là điều không dễ dàng với nhiều người. Cảm giác mệt mỏi, buồn chán, đôi khi say xe khiến chúng ta chỉ mong có thể đánh một giấc đến lúc xuống.

    Ấy vậy mà một số người thực sự có khả năng này. Dù đêm trước ngủ đủ giấc, họ vẫn ngủ một mạch suốt quãng đường như chưa từng được ngủ trước đó. Từ điển Urban Dictionary còn có hẳn một từ chỉ tình trạng này là carcolepsy (ghép từ “car” - ô tô và “narcolepsy” - chứng ngủ rũ).

    Họ ngủ được như vậy là nhờ “bùa mê” gì? Hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít Tất Tâm Lý lần này.

    Hình minh hoạ bởi Amy Anh @hi.amyanh cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #245: Đừng ai bảo ta phải làm gì

    Bít Tất Tâm Lý #245: Đừng ai bảo ta phải làm gì

    Bạn chuẩn bị quét dọn nhà cửa, chưa kịp cầm chổi lên thì mẹ bạn xuất hiện: “Thấy nhà dơ vậy mà sao chưa chịu dọn?” Bạn thấy oan ức tới mức không muốn làm nữa (nhưng không dám).

    Một trường hợp khác, từ nhỏ bạn đã thích đọc sách văn học. Nhưng từ khi đọc sách trở thành bài tập về nhà bắt buộc, bạn dần mất đi hứng thú với nó.

    Vì sao chúng ta có tâm lý chán ghét mỗi khi ai đó bảo ta phải làm gì (dù đôi khi họ chỉ có ý tốt)? Hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê giải mã trong tập Bít tất Tâm lý lần này nhé.

    Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Họp xong chẳng nhớ gì - Bít Tất Tâm Lý #240

    Họp xong chẳng nhớ gì - Bít Tất Tâm Lý #240

    Đã bao giờ bạn bước ra khỏi cuộc họp và nhận ra mình chẳng nhớ được gì?

    Tình trạng này thực ra khá phổ biến. Theo thống kê của chuyên trang nhân sự Gartner, khoảng 65% nhân viên văn phòng quên hầu hết nội dung cuộc họp diễn ra trước đó 1-2 tiếng. Dù việc ghi note có giúp ích trong lưu trữ thông tin, có những thời điểm cuộc họp diễn ra nhanh, hoặc chính bạn khi đọc lại note cũng không hiểu mình đã viết gì.

    Vậy tại sao não bộ có thể dễ dàng quên lãng nội dung một cuộc họp? Có những mẹo gì giúp chúng ta họp nhanh mà vẫn nhớ lâu? Hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về chủ đề này trong tập Bít tất Tâm lý hôm nay nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Phép màu của tiếng mưa - Bít Tất Tâm Lý #237

    Phép màu của tiếng mưa - Bít Tất Tâm Lý #237

    Bạn đã bao giờ “cầu mưa” khi đang trằn trọc khó ngủ? Hay cuộn tròn trong chăn và nằm yên nghe tiếng mưa rả rích?

    Nằm trên một chiếc giường êm ái, trùm một chiếc chăn ấm khi ngoài trời đổ mưa là một cảm giác đem lại sự thoải mái lạ kỳ. Ngay cả khi vào những mùa không mưa, mọi người cũng tìm đến từ khóa “rain sounds” trên YouTube để được đắm chìm trong tiếng hạt mưa tí tách. Vậy điều gì ẩn sau sự thần kỳ của tiếng mưa? Hãy cùng tìm hiểu cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê nhé. 

    Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera.
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy





    Việc mới, nỗi lo mới - Bít Tất Tâm Lý #234

    Việc mới, nỗi lo mới - Bít Tất Tâm Lý #234

    Sau Tết, không ít người bắt đầu công việc mới. Bạn háo hức chuẩn bị, nhưng cũng hồi hộp lo lắng không biết mọi việc sẽ thế nào, sếp và đồng nghiệp mới ra sao. Đôi lúc niềm hứng khởi ban đầu lại biến thành căng thẳng tột độ, khiến bạn khó thoải mái bắt đầu công việc mới. 

    Đáng chú ý là dù bạn có chuyển việc bao nhiêu lần, hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Nên làm gì để vượt qua giai đoạn căng thẳng này? Cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít tất Tâm lý ngày hôm nay nhé.

    Credit ảnh: Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera.

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Càng đông càng “mất” vui - Bít Tất Tâm Lý #233

    Càng đông càng “mất” vui - Bít Tất Tâm Lý #233

    Từ nhỏ chúng ta vốn được dạy “góp gió thành bão". Nhưng khi làm việc nhóm bạn có từng nhận ra, càng đông người thì nhóm làm việc càng kém hiệu quả?

    Khi số thành viên nhóm tăng lên, quá trình làm việc sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn bạn nghĩ. Các yếu tố cá nhân và xã hội cùng tác động lên mỗi thành viên, cản trở quá trình học tập và làm việc ban đầu. Trong tập Bít tất Tâm lý lần này hãy cũng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về  “hiệu ứng Ringelmann” - nguyên nhân khiến làm việc nhóm trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

     Bích Thủy @salted.evian cho Vietcetera 
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy 

    Bít Tất Tâm Lý #226: Dòm trộm điện thoại người khác

    Bít Tất Tâm Lý #226: Dòm trộm điện thoại người khác

    Nếu đang ngồi chờ đồ ăn hoặc chuyến tàu/chuyến bay, khả năng cao là bạn sẽ vô thức nhìn sang màn hình của người bên cạnh. Nó đặc biệt phổ biến vào ban đêm hoặc bất cứ môi trường nào thiếu ánh sáng, chẳng hạn trong rạp chiếu phim.

    Điều ngược lại cũng xảy ra: nếu bạn hay mở khóa điện thoại bằng mật mã hoặc mẫu hình ở nơi công cộng, khả năng cao là đã có người nhìn thấy chúng. Thậm chí trong tiếng Anh còn có một từ riêng để gọi hành động này là shoulder-surfing (ghép từ “shoulder” - qua vai và “surfing” - nhìn lướt).

    Trong hầu hết trường hợp, chúng ta không có ý muốn “hack” thông tin của người khác. Nhưng cặp mắt ta sao cứ tò mò? Cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít Tất Tâm Lý này nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Bít Tất Tâm Lý #223: Nghe nhạc không hiểu lời

    Bít Tất Tâm Lý #223: Nghe nhạc không hiểu lời

    “Ủa rồi có hiểu lời không mà vẫn nghe?” có lẽ là câu fan Kpop nào cũng từng được hỏi. Điều này cũng không quá khó hiểu, bởi quan niệm xưa cho rằng, phải hiểu ý nghĩa lời ca thì mới thấy bài hát hay.

    Nhưng những “huyền thoại” như Gangnam Style đã chứng minh điều ngược lại, khi trở thành video đầu tiên cán mốc 1 tỷ view trên YouTube. Ở bên kia bán cầu, Despacito cũng đạt thành tích “khủng” không kém khi liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 suốt nhiều tuần.

    Điều gì khiến chúng ta nghiện những ca khúc này, dù không hề biết tiếng Hàn hay Tây Ban Nha? Cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít Tất Tâm Lý này nhé.

    Phương Thảo @therabbit.archive cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #221: Giỏi chuyện người, dở chuyện mình

    Bít Tất Tâm Lý #221: Giỏi chuyện người, dở chuyện mình

    Trong mắt người khác, bạn là một “chuyên gia tư vấn” sành sỏi, thấu sự đời. Bạn có thể “gỡ rối” mâu thuẫn của một cặp đôi lâu năm, hỗ trợ đồng nghiệp xử lý trơn tru công việc hay viết bài về những vấn đề tâm lý.

    Nhưng bản thân bạn cũng gặp phải vấn đề như ai. Tình duyên thì lận đận, công việc thì chông chênh, tâm lý thì bất ổn. Những lời khuyên bạn từng “giải vây” cho người khác lại không cứu giúp được chính mình.

    Bạn đã từng nghe qua Nghịch lý Solomon? Trong tập Bít Tất Tâm Lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê lý giải về nghịch lý này nhé.

    Anh Thư Ng @immortal_wurst cho Vietcetera
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #218: Của ngon để cuối

    Bít Tất Tâm Lý #218: Của ngon để cuối

    Bạn thuộc team “ăn liền cho nóng” hay “để dành rồi mới ăn”? 

    Đây là câu hỏi mà Đại học Pennsylvania (Mỹ) sử dụng để khảo sát thói quen ăn uống nơi công cộng. Kết quả chỉ có 5% số người trả lời chọn thưởng thức miếng ngon đầu tiên, trong khi 35% muốn giữ nó đến cuối mới nhâm nhi. 

    Không chỉ việc ăn uống, tâm lý này còn xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác. Chẳng hạn trong show ca nhạc, các nghệ sĩ hot nhất luôn được “ém hàng” đến cuối. Đó là bởi não bộ đặc biệt ưu tiên những khoảnh khắc cuối cùng của một trải nghiệm. Cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê lý giải hiện tượng trên trong tập Bít Tất Tâm Lý này nhé. 

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #215: Tổng kết cuối năm

    Bít Tất Tâm Lý #215: Tổng kết cuối năm

    Năm 2022 đang dần khép lại. Nhưng trước khi lên kế hoạch cho năm mới hay dọn nhà đón Tết, có một việc mà nhiều người thường làm là tổng kết lại một năm đã qua. Báo cáo cuối năm, liên hoan tất niên hay ghi chép đúc kết cá nhân đều có điểm chung là nhìn lại những thăng trầm đã qua và đưa ra đánh giá tổng quan.

    Không phải tự nhiên mà chúng ta làm việc này mỗi năm. Thực ra, việc nhìn lại trước khi bước tiếp là cách để ta tự công nhận và thấu hiểu chính mình.

    Trong tập Bít tất Tâm lý lần này, hãy cũng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu vì sao ta thích tạm biệt năm cũ bằng việc tổng kết cuối năm? 


    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Bít Tất Tâm Lý #213: Não khi chia tay

    Bít Tất Tâm Lý #213: Não khi chia tay

    Nếu ví tình yêu là một ly cocktail, thì mỗi hormone là một loại rượu với hương vị và công dụng khác nhau.

    Cụ thể, testosterone và estrogen thúc đẩy ham muốn tình dục. Dopamine và norepinephrine thì mang đến sự phấn khích. Bên cạnh đó, oxytocin duy trì sự gắn kết, còn vasopressin đóng vai trò bảo vệ tình yêu của hai người. 

    Vậy khi ta không còn ở bên nửa kia, “ly rượu” này sẽ có gì thay đổi? Nó tác động thế nào đến não bộ và hành vi chúng ta? Cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu trong tập Bít Tất Tâm Lý này nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Bít Tất Tâm Lý #212: Buồn ngủ khi đọc sách

    Bít Tất Tâm Lý #212: Buồn ngủ khi đọc sách

    Hứa với lòng là sẽ đọc sách mỗi ngày để tăng tri thức, nhưng không hiểu sao được 5 trang thì mắt cứ díp lại, miệng thì ngáp ngắn ngáp dài?

    Hẳn là nhiều người từng trộm nghĩ chắc do mình “có thù” với tri thức, khi cơ thể cứ gào thét đòi ngủ mỗi khi mở sách ra. Nhưng thực chất, có khá nhiều lý do khiến cho cơ thể ta vô thức chống lại việc đọc sách. Vậy đó là những lý do gì?

    Trong tập Bít tất Tâm Lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về hiện tượng trên nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy



    Bít Tất Tâm Lý #210: Thích chơi trò mạo hiểm

    Bít Tất Tâm Lý #210: Thích chơi trò mạo hiểm

    Khi còn nhỏ, trong hội bạn của bạn luôn có một đứa đam mê nghịch dại. Từ bấm chuông phá nhà hàng xóm đến chọc chó để bị đuổi, nó đầu têu không sót trò nào.

    Lớn lên một chút, nó là người tiên phong trong các trò mạo hiểm như tàu lượn trên cao hay nhảy dù. Trong khi đó, chỉ cần nghĩ đến những hoạt động này là bạn đã sợ rúm người, chứ chưa nói đến chơi.

    Vì sao những người này lại có “máu liều”, khiến họ bất chấp rủi ro để tìm kiếm cảm giác mạnh như vậy? Trong tập Bít Tất Tâm Lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #208: Thức đêm lục tủ lạnh

    Bít Tất Tâm Lý #208: Thức đêm lục tủ lạnh

    Nếu là người thuộc hội “cú đêm”, bạn hẳn biết rằng “tiếng gọi của bao tử” vào ban đêm mạnh mẽ thế nào. Dù thừa hiểu ăn đêm thì không tốt, nhưng thật khó để ngăn mình mò mẫm lục tủ lạnh, úp tô mì, hoặc đặt đồ ăn trên grab mỗi khi cơn đói lên tiếng.

    Vậy điều gì khiến bạn phải đi “chiều lòng dạ dày” trong cái giờ oái oăm như vậy? Trong tập Bít tất Tâm Lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về hiện tượng trên nhé.

    Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #206: Chứng sợ thuyết trình

    Bít Tất Tâm Lý #206: Chứng sợ thuyết trình

    Bạn đã bao giờ chuẩn bị rất kỹ các ý tưởng cho buổi thuyết trình, nhưng khi đến slide của chính mình thì bạn trở nên ấp úng dù đã cầm sẵn note trên tay. Việc phải đứng trước mặt sếp, đồng nghiệp hay đối tác khiến chữ nghĩa trong đầu bạn cứ dắt tay nhau chạy đi đâu hết.

    Hoặc ở phiên bản nhẹ nhàng hơn, đã bao giờ bạn đang làm việc hăng say thì sếp bất ngờ ghé thăm góc bàn của mình. Và ngay khi nhận ra điều đó, bạn lập tức không còn nhớ mình đang làm việc gì, hoặc làm rất lúng túng trước ánh nhìn của sếp.

    Vậy não bộ đã làm ảo thuật gì để khiến bạn bị “khớp” trước những ánh nhìn của người khác? Trong tập Bít tất Tâm lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

    Amy Anh @hi.amyanh cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #204: Quên những gì định nói

    Bít Tất Tâm Lý #204: Quên những gì định nói

    “Ủa mình định nói gì ấy nhỉ?” - có lẽ ai cũng từng rơi vào khoảnh khắc bối rối này, khi đột nhiên quên mất những gì muốn nói ngay giây phút chuẩn bị nói ra.

    Hiện tượng “lag não” này xảy ra cả khi ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung định nói, như trong lúc thuyết trình. Nếu không có biện pháp ứng tác hợp lý, bài thuyết trình dễ rơi vào một khoảng lặng đầy bối rối.

    Vậy trong những trường hợp nào ta dễ bị “rớt não” khi đang nói? Và nếu chẳng may gặp phải, thì cần làm gì để chữa cháy tình hình? Trong tập Bít tất Tâm Lý lần này, hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về hiện tượng trên nhé.

    Hình minh họa bởi Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #201: Càng gặp càng yêu?

    Bít Tất Tâm Lý #201: Càng gặp càng yêu?

    Khác với kiểu “sét đánh” hay “yêu em từ cái nhìn đầu tiên”, có những thứ tình cảm lại lớn lên sau nhiều lần gặp gỡ. Người đời hay gọi đó là kiểu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.

    Tại sao người bạn gặp ban đầu chẳng thấy gì hấp dẫn, nhưng về sau lại “lọt hố” lúc nào không hay? Tại sao việc chạm mặt một người nhiều lần lại khiến thiện cảm của ta leo lên nhiều bậc?

    Rốt cuộc, phép diệu kỳ nào của tâm lý có thể khiến ta thích một người từ “con số không”? Hãy cùng 2 editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu về tâm lý này nhé.

    Linh Thảo @in_prairie cho Vietcetera

    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Bít Tất Tâm Lý #199: Đăng bài rồi lại xóa

    Bít Tất Tâm Lý  #199: Đăng bài rồi lại xóa

    Cổ ngữ có nói, trên đời có 3 thứ không thể lấy lại được là lời nói, thời gian và cơ hội. Thế nhưng trong thời đại số, ta hoàn toàn có thể rút lại những phát ngôn trên mạng xã hội chỉ với một nút xóa. 

    Nhờ sự tiện lợi của chức năng này, nhiều người thường xuyên đăng bài rồi lại xóa trong tích tắc. Họ làm điều này có thể vì “vạ miệng”, vì đạt được mục đích hay vì muốn cất đi phiên bản cũ của mình. 

    Trong tập Bít Tất Tâm Lý lần này, hãy cùng editor Trân Lê và Hiền Lê tìm hiểu nguyên nhân chúng ta đăng bài rồi lại xóa, cũng như những điều cần chú ý khi phát ngôn trên mạng xã hội.  

    Minh họa bởi Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera
    nội dung nhảm, Vietcetera, podcast, vietcetera podcast, bít tất podcast, bit tat, bít tất tâm lý, tâm lý học, tâm lý podcast, tâm lý vietcetera,tâm lý xã hội
    #BitTat #Podcast #Vietcetera #BitTatTamLy

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io