Logo

    doc bao

    Explore " doc bao" with insightful episodes like "Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG", "Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch", "Nghịch lý của biết chữ" and "Qua Covid trân quý hơn công việc và sự... cô đơn" from podcasts like ""Đọc báo cùng IFO", "Đọc báo cùng IFO", "Đọc báo cùng IFO" and "Đọc báo cùng IFO"" and more!

    Episodes (4)

    Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG

    Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG

    Liên khúc giấy đi đườngChủ đề "vùng" đang nóng hổi. Bạn tôi đề nghị người dân nhuộm tóc theo vùng để dễ quản lý. "Ai vùng đỏ nhuộm màu đỏ, ai vùng cam nhuộm màu cam", rất tiện theo dõi cho nhân viên chống dịch. Tuy sáng kiến nhuộm tóc chỉ là chuyện tếu táo giữa đám bạn thân để đỡ căng thẳng mùa dịch, nhưng kèm theo nó là cả tá chuyện trớ trêu liên quan tới phân vùng và giấy đi đường. Có người ở nhà thuê mấy hôm nay bị mất nước, từ vòi tắm cho tới vòi bếp chỉ chảy ri rỉ. Gọi cho quản lý, chị được giải thích "nhân viên điện nước của công ty không thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường". Có người cha già bị bệnh nằm ở nhà, hai hôm đợi người đến tiêm không thấy vì cán bộ trực chốt không cho cô điều dưỡng đi qua. Bệnh viện tư của cô không xin đủ giấy đi đường mẫu mới cho nhân viên. Cán bộ cấp giấy vì quá tải nên đề nghị bệnh viện giảm số người được đi làm. Trong gần hai tháng qua, cứ hơn 10 ngày, Hà Nội đổi một hình thức cấp giấy đi đường. Người dân và cán bộ thực thi chóng mặt chạy theo. Chống dịch thời 4.0 mà dân phải tụ tập cả đêm để xin một tờ g...

    Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch

    Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch


    Năm học mới ở Thụy Điển vừa bắt đầu khi biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao đang tấn công đất nước này. Số ca mắc đã tăng gấp đôi kể từ cuối tháng 7.


    Ở nhiều quốc gia, điều đó đồng nghĩa với việc đóng cửa. Nhưng ở Thụy Điển thì không. Thay vào đó, tại trường Sorgenfri ở trung tâm thành phố Malmö, biện pháp chống dịch Covid-19 duy nhất là cấm phụ huynh vào trường.

    Người dân không âu lo

    "Tôi không lo lắng chút nào", Elin Brusewitz, 35 tuổi nói khi con trai chơi ván trượt bên cạnh cô. "Chúng tôi khá ổn trong những đợt dịch bùng phát vừa qua. Tôi cho rằng mình là một người Thụy Điển điển hình: không lo lắng trừ khi chính quyền yêu cầu".

    Quyết định của Thụy Điển trong việc tránh đóng cửa và để các quán rượu, nhà hàng, trung tâm mua sắm, trường học mở cửa trong suốt thời gian đại dịch dẫn đến làn sóng tranh luận trên toàn thế giới.

    Hàng triệu người khắp toàn cầu phải ở trong nhà, doanh nghiệp bị giám sát chặt chẽ, các trường học vật lộn khó khăn để duy trì hoạt động trong bối cảnh hàng loạt biện pháp hạn chế được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Nhưng với  khoảng 10 triệu người Thụy Điển, 18 tháng qua (kể từ khi nước này ghi nhận ca mắc Covid-19 vào tháng 2 năm ngoái) không có biến động quá lớn.

    2/3 số người được hỏi không lo lắng về hậu quả của đại dịch với họ và gia đình, theo kết quả khảo sát do Cơ quan Bảo vệ dân sự thực hiện vào giữa tháng 6. Người dân đa số ủng hộ các chọn lựa của chính phủ. Chỉ ¼ số người được hỏi cho rằng nhà chức trách nên ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn là kinh tế.

    Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học, kiến trúc sư chiến lược ứng phó đại dịch của Thụy Điển vừa được xướng danh là “người quan trọng nhất của năm” do độc giả của một tạp chí hàng đầu Thụy Điển bình chọn.

    Điều đó không có nghĩa là virus không gây ảnh hưởng ở Thụy Điển: gần 15.000 người tử vong (khoảng 1.450/triệu người). Nhưng tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với toàn EU (1.684) cũng như thấp hơn Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Anh. Kết quả này không như nhiều người cẩn trọng cảnh báo.

    "Nhiều lần tôi nghĩ rằng tình hình sẽ khác”, Samir Bhatt, giáo sư cố vấn cho chính phủ Anh về chiến lược ứng phó Covid-19 nhận định. “Thụy Điển đã kiểm soát được việc lây nhiễm, giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức tương đối thấp, khiến hệ thống y tế không sụp đổ”.

    Trường học mở cửa

    Tuy nhiên, những lợi ích thực sự từ chính sách cấp tiến của Thụy Điển có thể nhìn thấy rõ, đó là về mặt kinh tế, tác động tâm lý và giáo dục.

    Cuối làn sóng dịch đầu tiên vào năm ngoái, Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo, kinh tế Thụy Điển giảm 7% trong năm 2020 nhưng cuối cùng GDP nước này chỉ giảm 2,8% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 6% và của Anh là 9,8%.

    Bước sang 2021, kinh tế Thụy Điển hồi phục nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu. Vào tháng 6, GDP vượt mức trước khi đại dịch xảy ra và nền kinh tế ước tính tăng trưởng 4,6% năm nay.

    Chính phủ Thụy Điển tránh vung tiền vào những gói hỗ trợ tài chính tốn kém. Thay vào đó, họ chi khoảng 4,2% GDP trợ cấp tiền lương và các biện pháp khác. Kết quả là vào năm 2020, nước này ghi nhận mức thâm hụt ngân sách thấp thứ hai ở EU (sau Đan Mạch). "Tài chính công ảnh hưởng tương đối nhẹ so với hầu hết các nước, có thể do chúng tôi sử dụng các biện pháp ít hà khắc hơn", Urban Hansson Brusewitz, lãnh đạo Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Thụy Điển cho biết.
    Những tác động tâm lý vì đại dịch dường như cũng nhẹ nhàng hơn ở nước này. Theo Ủy ban Y tế và phúc lợi quốc gia, số người tìm kiếm việc điều trị chứng lo âu và trầm cảm tiếp tục giảm, nhất là ở trẻ em và thanh niên.

    Phần lớn thực tế này bắt nguồn từ quyết định không đóng cửa trường tiểu học cũng như trung học cơ sở. Ngay cả ở trường trung học, chỉ học sinh có kết quả dương tính mới có yêu cầu ở nhà. Việc cách ly toàn bộ lớp học, trường học là rất hiếm và chỉ trong trường hợp ngoại lệ nếu bác sĩ về bệnh truyền nhiễm khuyến cáo. "Chúng tôi rất vui vì giữ cho trường học mở cửa. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng”, Sara Byfors - chuyên gia cơ quan y tế công cộng nhấn mạnh.

    Bản phân tích của cơ quan giáo dục quốc gia Thụy Điển hồi tháng trước không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ học vấn của học sinh. "Thực tế là kết quả học tập vẫn ổn định, cả giáo viên và học sinh ứng phó tốt với đại dịch”, Peter Fredriksson - người phụ trách cơ quan này nói.

    Đặc trưng dân số và văn hóa

    Theo bà Byfors, tác động tiêu cực nhất của đại dịch dường như xảy ra với số ít người bị cách ly. Tuy nhiên, giáo sư Bhatt của Đại học Copenhagen chỉ ra rằng, với những thành công đạt được, Thụy Điển đã chứng kiến số trường hợp tử vong vì Covid cao hơn láng giềng Bắc Âu - những nước có cách can thiệp cứng rắn hơn (cụ thể là nhiều gấp 3-4 lần Đan Mạch, gần 10 lần Phần Lan và Na Uy).

    Và giáo sư Bhatt khẳng định, khó có nước nào sao chép các chính sách của Thụy Điển mà đạt kết quả tương tự. Với khoảng 23 người/km2, quốc gia này có mật độ dân số thấp, thêm vào đó, gần một nửa dân số Thụy Điển sống độc thân.

    Trong một bài báo đăng trên Tạp chí khoa học Nature gần đây, giáo sư Bhatt và một số nhà nghiên cứu khác ước tính, nếu Anh áp dụng các chính sách của Thụy Điển, tỉ lệ tử vong vì Covid có thể cao hơn từ 2-4 lần. "Những gì Thụy Điển đã làm phụ thuộc vào hành vi và mức độ tuân thủ của dân số cũng như văn hóa đất nước”, giáo sư Bhatt nói.

    Zaina Vujcics là bác sĩ nhi khoa có phòng khám nhỏ gần trường Sorgenfri đã duy trì hoạt động trong suốt đại dịch. Bác sĩ quả quyết: “Thụy Điển có chính sách ứng phó virus corona tốt nhất. Nếu ở Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Bỉ hay nơi nào đó, tôi sẽ phải đóng cửa. Tôi rất hạnh phúc khi sống ở Thụy Điển”.

    Thái An (Theo Telegraph)

    Nghịch lý của biết chữ

    Nghịch lý của biết chữ

    Nghịch lý thứ ba là nhiều trẻ em ngày nay không thích đọc sách, một phần vì bố mẹ chúng cũng không quan tâm mấy đến sách. Khi tôi còn nhỏ, trước khi đi ngủ bố hay đọc truyện của Aesop cho tôi nghe. Những câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn, hài hước nhưng gửi gắm thông điệp sâu sắc. Ví dụ như chuyện về tính tham lam, con ngỗng đẻ trứng vàng đã bị chủ nhân của nó mổ bụng để tìm vàng. Những thông điệp giáo dục này luôn đáng nhớ với mọi thời đại.

    Ngôi nhà cổ của chúng tôi có hơn ba trăm cuốn sách, có những cuốn cũ gần bằng tuổi ngôi nhà. Có lần tôi ngồi sau xe hơi và đọc quyển "Viking, Eaters of the dead" của Michael Crichton. Bố mẹ nói "Bỏ sách đi, xem cảnh đẹp hai bên đường này", nhưng tôi vẫn tiếp tục đọc vì trong sách của tôi còn chứa nhiều cảnh đẹp hơn. Với đứa trẻ 10 tuổi khi ấy, toàn bộ vũ trụ nằm trong sách.

    Tôi muốn viết một bài tạo động lực để nhiều người cố gắng giúp trẻ em học chữ, đọc nhiều sách, bởi nó sẽ cho chúng câu trả lời về gần như mọi điều trong cuộc sống. Bạn có biết "Bí kíp quá giang vào ngân hà" là gì không? Câu trả lời: Số 42. Tại sao là 42? Bạn có thể tìm đọc quyển sách trên hoặc vào mạng tìm kiếm "the answer to life, the universe, and everything" nhé.

    Ở phương Tây, có rất nhiều giải thưởng dành cho sách. Mục đích để khuyến khích các ý tưởng, phát minh, sáng tạo để phát triển tương lai. Tôi mong ở Việt Nam cũng có nhiều giải thưởng, nhiều phong trào khuyến khích trẻ em đọc, và nó hiệu quả. Tương lai của nhân loại được viết ra trong trí tưởng tượng của chúng ta, được ghi lại trong sách trước khi thực sự hình thành.

    Qua Covid trân quý hơn công việc và sự... cô đơn

    Qua Covid trân quý hơn công việc và sự... cô đơn

    Khi những làn sóng dịch bệnh qua đi, con người dần trở lại với những bình thường mới ra sao?

    Nhà tâm lý Nga Georgy Solodovnikov thuộc Trung tâm Khủng hoảng Chelyabinsk và Alexey Kozyrev (phó chủ nhiệm khoa triết Đại học Tổng hợp Matxcơva) đã trò chuyện với báo Rossiyskaya Gazeta (R.G) về thời giãn cách đã tác động thế nào đến mỗi chúng ta. IFO đem đến bạn phần  trích dịch trong khuôn khổ cho phép của dự án “Thích ứng. Suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo” từ báo Tuổi trẻ cuối tuần

    Để học tiếng anh và truyền cảm hứng, follow IFO Nightly Show:

    https://open.spotify.com/show/

    Và cũng đừng quên follow chúng mình trên các nền tảng khác:

    Fanpage: https://www.facebook.com/ieltsfaceoffvtv7/

    Instagram:https://www.instagram.com/ieltsfaceoff/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@ieltsfaceoff

    Youtube: https://www.youtube.com/c/8IELTS

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io