Logo

    tin tuc

    Explore " tin tuc" with insightful episodes like "Tóm Lại Là #41: Instagram “nài nỉ” người dùng sáng tạo thay vì đăng lại nội dung TikTok!", "Điều ba ẩn sĩ thời COVID dạy ta", "Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG", "Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch" and "Sợ mắc COVID-19 quá mức, coi chừng bị coronaphobia" from podcasts like ""Tóm Lại Là", "Đọc báo cùng IFO", "Đọc báo cùng IFO", "Đọc báo cùng IFO" and "Đọc báo cùng IFO"" and more!

    Episodes (5)

    Tóm Lại Là #41: Instagram “nài nỉ” người dùng sáng tạo thay vì đăng lại nội dung TikTok!

    Tóm Lại Là #41: Instagram “nài nỉ” người dùng sáng tạo thay vì đăng lại nội dung TikTok!

    Instagram Reels ngay khi vừa ra mắt đã bị gọi là nền tảng đạo nhái TikTok. Đây cũng là lý do mà nội dung chủ yếu của Reels cũng là video tổng hợp hoặc đăng lại từ những nguồn như YouTube hay TikTok. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm bị thay đổi với chính sách mới từ Instagram.

    Theo Techcrunch, giám đốc của Instagram - Adam Mosseri, vừa thông báo một số tính năng mới cập nhật của ứng dụng. Nền tảng này sẽ điều chỉnh thuật toán xếp hạng để các nội dung gốc xuất hiện nhiều hơn. Nói cách khác, những video được tạo ra trên Reels sẽ được ưu tiên hơn so với các video dạng tổng hợp hay lấy từ nhiều nguồn.

    Những người sáng tạo nội dung sẽ được hưởng lợi gì từ sự thay đổi này? Hãy cùng tìm hiểu trong podcast Tóm Lại Là nhé!

    Đừng quên bạn có thể đọc những bài viết tin tức ngắn gọn và dễ hiểu tại website của Vietcetera nhé: Tóm Lại Là

    Điều ba ẩn sĩ thời COVID dạy ta

    Điều ba ẩn sĩ thời COVID dạy ta

    Ông ẩn sĩ thứ nhất

    20 năm trước, Panta Petrovic bước vào lối sống “giãn cách xã hội”. Ông tìm đến một hang động nhỏ trên ngọn núi Stara Planina, miền nam Serbia để sống, lánh xa một xã hội ồn ào.

    Nhưng năm ngoái, trong một lần xuống núi về thị trấn, người đàn ông 70 tuổi với bộ râu dài này phát hiện ra đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Khi thị trấn bắt đầu việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, ông vén tay áo lên nhận một mũi tiêm rồi kêu gọi mọi người cũng làm như vậy. “Con virus ấy không kén chọn đâu, nó sẽ vào tận tới hang của tôi” – ông nói với hãng tin AFP.

    Chỉ có thể vào được cái hang của ông Petrovic bằng cách leo lên một vách đá dựng đứng. Trong hang có một cái bồn tắm cũ gỉ mà ông dùng làm khu vệ sinh, vài cái ghế dài và một đống cỏ khô làm giường.

    Petrovic vốn là dân của thị trấn Pirot gần đó. Trước khi vào hang, ông đi làm thuê, ra nước ngoài sống đôi phen, tái hôn vài lần trong một kiểu sống mà ông gọi là “tất bật”. Nhưng ông cũng là một người rất yêu thiên nhiên. Rồi tình yêu ấy dẫn ông tới một khám phá bất ngờ về tự do - thứ tự do mà chỉ khi “giãn cách xã hội” triệt để, vào hang sống, ông mới lần đầu nếm trải. “Tôi không được yên thân khi ở trong thành phố. Ở đó, lúc nào cũng có ai đó ngáng đường bạn, bạn cãi nhau với vợ, với hàng xóm hoặc cảnh sát” – ông vừa nói vừa lột vỏ rau củ nấu bữa trưa - “Ở đây không ai phiền tôi cả”.

    Petrovic chủ yếu ăn nấm và cá bắt từ một con lạch nhỏ gần đó, thỉnh thoảng ông đi bộ rất lâu để về thành phố, tìm thức ăn thừa đâu đó. Bầu bạn chí cốt của ông gồm vài con dê, một đàn gà, quãng ba chục con chó mèo và con thú cưng nhất của ông: một cô lợn rừng tên là Mara. Petrovic tìm thấy Mara cách đây 8 năm – một con lợn nhỏ bơ vơ kẹt trong bụi rậm, cho nó bú bình và chăm sóc nó. Giờ đây Mara, nặng 200 cân, chơi đùa trên những mỏm đá và ăn táo từ tay ông.

    Petrovic nói rằng ông "không hiểu nổi sự ồn ào" mà những người hoài nghi vaccine tuôn ra. Ông nhắc đi nhắc lại niềm tin của ông về những tiến bộ và nỗ lực nhằm loại bỏ bệnh tật. "Tôi muốn tiêm cả ba liều ấy chứ, bao gồm cả liều bổ sung. Tôi kêu gọi mọi người dân hãy đi tiêm chủng, từng mũi một".

    Trước khi lên núi lánh đời, Petrovic đã quyên góp tất cả số tiền tiết kiệm của ông cho cộng đồng để xây dựng ba cây cầu nhỏ trong thị trấn. "Tiền bạc là lời nguyền rủa, nó làm mục ruỗng con người. Tôi nghĩ không có thứ gì có thể làm hư hỏng con người như tiền bạc" - ông đúc kết.

    Ông ẩn sĩ thứ hai

    Ông tên là Christopher Knight. Quãng năm 1986, không lâu sau khi tốt nghiệp trung học, Knight đi đến một quyết định: sống chung với loài người thế là đủ rồi. Anh lái xe đi sâu nhất có thể vào một khu rừng ở Maine. Rồi đơn giản là biến mất sâu trong rừng rậm.  

    27 năm sau, nhà chức trách địa phương mới phát hiện ra Knight và bắt giữ ông ta vì tội đột nhập nhà dân ăn trộm vặt vài vụ. Họ biết được rằng Knight sống trong một khu trại nhỏ tự dựng trong rừng. Và suốt hơn ¼ thế kỷ, anh ta sống sót bằng cách ăn trộm thức ăn và lấy đồ lặt vặt từ những khu nhà vốn chỉ có khách là dân thành phố về cắm trại hè vài tháng trong năm. Anh sống hoàn toàn cô độc, với vài cuốn sách và tạp chí trộm được. 

    Suốt ngần ấy thời gian làm ẩn sĩ, anh chỉ chạm trán một lần duy nhất với một người khác – một người đi bộ đường dài đơn độc trong rừng – vào năm 1990. Họ đi ngang qua nhau và sau nhiều năm đơn độc, Knight ấp úng duy nhất một âm tiết: “Chào!”. Một lời chào không thể tránh khỏi.

    Knight sống trong một căn lều trong suốt những mùa đông khi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới O. Anh chưa bao giờ đốt lửa vì sợ khói sẽ tiết lộ chỗ trú ẩn của mình. Những đêm lạnh nhất, anh thức giấc sau nửa đêm, đi đi lại lại cho tới rạng sáng để khỏi chết cóng.   Anh ăn những loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng coi là ác mộng: thịt hộp, bột mì, snack… trộm được. Nhưng trong 27 năm ròng, anh chưa từng bị ốm. Ngay cả một cơn cảm lạnh cũng không.

    Điều ấy cho thấy, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thảm hại không gây ra tai vạ lớn cho sức khỏe con người. Nói cách khác, các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nhất trong lịch sử thường không xuất phát từ chế độ ăn uống nghèo nàn. Chúng không đến từ cái lạnh cực độ hay những con vi khuẩn đầy rẫy trong một khu cắm trại bùn lầy. Chúng đến qua đồng loại của chúng ta. Bạn bè, gia đình và người quen của ta truyền cho ta virus gây cảm lạnh, cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Những con virus ấy bám được vào ta qua các cơn ho và hắt hơi, qua bắt tay và ôm hôn. Cái giá của sự hòa đồng đôi khi chính là sức khỏe của chúng ta. 

    Knight đã tự cách ly mình khỏi loài người và do đó tránh được những hiểm họa sinh học của con người. Và nói cách khác, vì chúng ta không thể làm được như Knight, chui sâu vào trong rừng sống ẩn dật một mình và xơi bất kỳ thứ gì kiếm được chăng hay chớ, chúng ta sẽ chịu đựng đại dịch này cùng nhau.

    Và bởi thế, khi chúng ta đều nếm trải nỗi cô đơn của thời buổi phong tỏa cách ly nghiêm ngặt này, nếm trải cảm giác mắc kẹt bế tắc đầy tức giận có thể còn kéo dài vài tuần hay vài tháng nữa, ta hãy nghĩ về những gì Knight từng cảm thấy. 

    Ẩn mình trong góc rừng đầy muỗi, anh ta sống qua mọi mùa, mọi kiểu thời tiết. Rồi thức ăn cạn đi, sách báo cũng chẳng còn nữa mà đọc, mỗi mùa đông giá đều có thể sẽ mang anh ta xuống mồ, Knight vẫn chưa từng hối hận về lựa chọn cô độc của mình.

    Anh cũng chưa một lần cảm thấy buồn chán. “Những ham muốn của tôi giảm đi. Tôi không mong cầu gì cả” - Knight bảo -  "Nói một cách lãng mạn, tôi hoàn toàn tự do".

     

     Mauro Morandi. Ảnh: National Geographic

    Ông ẩn sĩ thứ ba

    Trong hơn 30 năm, Mauro Morandi là cư dân duy nhất của Budelii, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Sardinia. Vị cựu giáo viên này tới đây từ Ý, đem lòng yêu vùng đất này và quyết định ở lại. Nay, ở tuổi 81, ông được coi là một Robinson Crusoe của Ý. Bạn bè của ông là những bụi cây, vách đá, lũ chim. 

    Khi đại dịch tới, cung ứng thực phẩm ra đây bị gián đoạn, khách du lịch không tới được, ông dành cả ngày để ngắm biển, nhặt củi, chụp ảnh động vật hoang dã và phong cảnh, đăng lên Instagram. Mùa đông, ông ngồi yên trong nhà nhiều tháng liền. Ông nói gì về cách chúng ta có thể vượt qua nỗi cô đơn?

    "Tôi chỉ nghĩ về gia đình và bạn bè tôi ở Modena (miền bắc nước Ý, một trong những khu vực bị nhiễm virus nhiều nhất). Họ đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn"- Ông nói với CNN Travel - “Một vài tuần cô độc là cơ hội để thực hành tìm kiếm tâm hồn mình. Tôi đọc rất nhiều và suy nghĩ. Tôi nghĩ nhiều người sợ đọc sách bởi vì nếu họ làm vậy, họ sẽ bắt đầu suy nghĩ về mọi thứ, điều đó có thể nguy hiểm. Nếu bạn bắt đầu nhìn mọi thứ dưới một ánh sáng khác và chỉ trích, bạn có thể sẽ thấy mình đang sống một cuộc sống khốn khổ, rằng bạn là một người tồi tệ như thế nào hoặc nhớ về những điều tồi tệ bạn đã làm".

    Nhưng Morandi nói rằng sự xem xét nội tâm này, sau rốt, mang lại lợi ích. "Hành trình đẹp nhất, mạo hiểm và đáng hài lòng nhất là hành trình bên trong chính bạn, cho dù bạn đang ngồi trong phòng khách hay dưới tán cây ở Budelli nà...

    Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG

    Liên khúc: GIẤY ĐI ĐƯỜNG

    Liên khúc giấy đi đườngChủ đề "vùng" đang nóng hổi. Bạn tôi đề nghị người dân nhuộm tóc theo vùng để dễ quản lý. "Ai vùng đỏ nhuộm màu đỏ, ai vùng cam nhuộm màu cam", rất tiện theo dõi cho nhân viên chống dịch. Tuy sáng kiến nhuộm tóc chỉ là chuyện tếu táo giữa đám bạn thân để đỡ căng thẳng mùa dịch, nhưng kèm theo nó là cả tá chuyện trớ trêu liên quan tới phân vùng và giấy đi đường. Có người ở nhà thuê mấy hôm nay bị mất nước, từ vòi tắm cho tới vòi bếp chỉ chảy ri rỉ. Gọi cho quản lý, chị được giải thích "nhân viên điện nước của công ty không thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường". Có người cha già bị bệnh nằm ở nhà, hai hôm đợi người đến tiêm không thấy vì cán bộ trực chốt không cho cô điều dưỡng đi qua. Bệnh viện tư của cô không xin đủ giấy đi đường mẫu mới cho nhân viên. Cán bộ cấp giấy vì quá tải nên đề nghị bệnh viện giảm số người được đi làm. Trong gần hai tháng qua, cứ hơn 10 ngày, Hà Nội đổi một hình thức cấp giấy đi đường. Người dân và cán bộ thực thi chóng mặt chạy theo. Chống dịch thời 4.0 mà dân phải tụ tập cả đêm để xin một tờ g...

    Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch

    Thụy Điển: Kinh tế phát triển, học sinh đến trường giữa đại dịch


    Năm học mới ở Thụy Điển vừa bắt đầu khi biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao đang tấn công đất nước này. Số ca mắc đã tăng gấp đôi kể từ cuối tháng 7.


    Ở nhiều quốc gia, điều đó đồng nghĩa với việc đóng cửa. Nhưng ở Thụy Điển thì không. Thay vào đó, tại trường Sorgenfri ở trung tâm thành phố Malmö, biện pháp chống dịch Covid-19 duy nhất là cấm phụ huynh vào trường.

    Người dân không âu lo

    "Tôi không lo lắng chút nào", Elin Brusewitz, 35 tuổi nói khi con trai chơi ván trượt bên cạnh cô. "Chúng tôi khá ổn trong những đợt dịch bùng phát vừa qua. Tôi cho rằng mình là một người Thụy Điển điển hình: không lo lắng trừ khi chính quyền yêu cầu".

    Quyết định của Thụy Điển trong việc tránh đóng cửa và để các quán rượu, nhà hàng, trung tâm mua sắm, trường học mở cửa trong suốt thời gian đại dịch dẫn đến làn sóng tranh luận trên toàn thế giới.

    Hàng triệu người khắp toàn cầu phải ở trong nhà, doanh nghiệp bị giám sát chặt chẽ, các trường học vật lộn khó khăn để duy trì hoạt động trong bối cảnh hàng loạt biện pháp hạn chế được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Nhưng với  khoảng 10 triệu người Thụy Điển, 18 tháng qua (kể từ khi nước này ghi nhận ca mắc Covid-19 vào tháng 2 năm ngoái) không có biến động quá lớn.

    2/3 số người được hỏi không lo lắng về hậu quả của đại dịch với họ và gia đình, theo kết quả khảo sát do Cơ quan Bảo vệ dân sự thực hiện vào giữa tháng 6. Người dân đa số ủng hộ các chọn lựa của chính phủ. Chỉ ¼ số người được hỏi cho rằng nhà chức trách nên ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn là kinh tế.

    Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học, kiến trúc sư chiến lược ứng phó đại dịch của Thụy Điển vừa được xướng danh là “người quan trọng nhất của năm” do độc giả của một tạp chí hàng đầu Thụy Điển bình chọn.

    Điều đó không có nghĩa là virus không gây ảnh hưởng ở Thụy Điển: gần 15.000 người tử vong (khoảng 1.450/triệu người). Nhưng tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với toàn EU (1.684) cũng như thấp hơn Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Anh. Kết quả này không như nhiều người cẩn trọng cảnh báo.

    "Nhiều lần tôi nghĩ rằng tình hình sẽ khác”, Samir Bhatt, giáo sư cố vấn cho chính phủ Anh về chiến lược ứng phó Covid-19 nhận định. “Thụy Điển đã kiểm soát được việc lây nhiễm, giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức tương đối thấp, khiến hệ thống y tế không sụp đổ”.

    Trường học mở cửa

    Tuy nhiên, những lợi ích thực sự từ chính sách cấp tiến của Thụy Điển có thể nhìn thấy rõ, đó là về mặt kinh tế, tác động tâm lý và giáo dục.

    Cuối làn sóng dịch đầu tiên vào năm ngoái, Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo, kinh tế Thụy Điển giảm 7% trong năm 2020 nhưng cuối cùng GDP nước này chỉ giảm 2,8% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 6% và của Anh là 9,8%.

    Bước sang 2021, kinh tế Thụy Điển hồi phục nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu. Vào tháng 6, GDP vượt mức trước khi đại dịch xảy ra và nền kinh tế ước tính tăng trưởng 4,6% năm nay.

    Chính phủ Thụy Điển tránh vung tiền vào những gói hỗ trợ tài chính tốn kém. Thay vào đó, họ chi khoảng 4,2% GDP trợ cấp tiền lương và các biện pháp khác. Kết quả là vào năm 2020, nước này ghi nhận mức thâm hụt ngân sách thấp thứ hai ở EU (sau Đan Mạch). "Tài chính công ảnh hưởng tương đối nhẹ so với hầu hết các nước, có thể do chúng tôi sử dụng các biện pháp ít hà khắc hơn", Urban Hansson Brusewitz, lãnh đạo Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Thụy Điển cho biết.
    Những tác động tâm lý vì đại dịch dường như cũng nhẹ nhàng hơn ở nước này. Theo Ủy ban Y tế và phúc lợi quốc gia, số người tìm kiếm việc điều trị chứng lo âu và trầm cảm tiếp tục giảm, nhất là ở trẻ em và thanh niên.

    Phần lớn thực tế này bắt nguồn từ quyết định không đóng cửa trường tiểu học cũng như trung học cơ sở. Ngay cả ở trường trung học, chỉ học sinh có kết quả dương tính mới có yêu cầu ở nhà. Việc cách ly toàn bộ lớp học, trường học là rất hiếm và chỉ trong trường hợp ngoại lệ nếu bác sĩ về bệnh truyền nhiễm khuyến cáo. "Chúng tôi rất vui vì giữ cho trường học mở cửa. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng”, Sara Byfors - chuyên gia cơ quan y tế công cộng nhấn mạnh.

    Bản phân tích của cơ quan giáo dục quốc gia Thụy Điển hồi tháng trước không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ học vấn của học sinh. "Thực tế là kết quả học tập vẫn ổn định, cả giáo viên và học sinh ứng phó tốt với đại dịch”, Peter Fredriksson - người phụ trách cơ quan này nói.

    Đặc trưng dân số và văn hóa

    Theo bà Byfors, tác động tiêu cực nhất của đại dịch dường như xảy ra với số ít người bị cách ly. Tuy nhiên, giáo sư Bhatt của Đại học Copenhagen chỉ ra rằng, với những thành công đạt được, Thụy Điển đã chứng kiến số trường hợp tử vong vì Covid cao hơn láng giềng Bắc Âu - những nước có cách can thiệp cứng rắn hơn (cụ thể là nhiều gấp 3-4 lần Đan Mạch, gần 10 lần Phần Lan và Na Uy).

    Và giáo sư Bhatt khẳng định, khó có nước nào sao chép các chính sách của Thụy Điển mà đạt kết quả tương tự. Với khoảng 23 người/km2, quốc gia này có mật độ dân số thấp, thêm vào đó, gần một nửa dân số Thụy Điển sống độc thân.

    Trong một bài báo đăng trên Tạp chí khoa học Nature gần đây, giáo sư Bhatt và một số nhà nghiên cứu khác ước tính, nếu Anh áp dụng các chính sách của Thụy Điển, tỉ lệ tử vong vì Covid có thể cao hơn từ 2-4 lần. "Những gì Thụy Điển đã làm phụ thuộc vào hành vi và mức độ tuân thủ của dân số cũng như văn hóa đất nước”, giáo sư Bhatt nói.

    Zaina Vujcics là bác sĩ nhi khoa có phòng khám nhỏ gần trường Sorgenfri đã duy trì hoạt động trong suốt đại dịch. Bác sĩ quả quyết: “Thụy Điển có chính sách ứng phó virus corona tốt nhất. Nếu ở Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Bỉ hay nơi nào đó, tôi sẽ phải đóng cửa. Tôi rất hạnh phúc khi sống ở Thụy Điển”.

    Thái An (Theo Telegraph)

    Sợ mắc COVID-19 quá mức, coi chừng bị coronaphobia

    Sợ mắc COVID-19 quá mức, coi chừng bị coronaphobia

    Cách tự xử nỗi lo

    Dù lo lắng thái quá về bệnh tật làm phiền cuộc sống của chúng ta, tin vui là chúng ta có thể tự khắc phục hoặc nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia:

    Kiên trì lối sống lành mạnh 

    Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kết nối với người khác (nếu không gặp mặt thì gọi điện, nhắn tin...) và thể dục thường xuyên. Mặc dù những người bị chứng rối loạn lo âu bệnh tật nghiêm trọng có thể không muốn tập thể dục vì nó khiến họ mệt thêm, hãy cố gắng tập chút ít khi có thể. 

    Theo giáo sư Taylor, “sự sa sút về thể chất diễn ra rất nhanh, có thể gây ra các triệu chứng đáng lo ngại khác như nhịp tim tăng hoặc khó thở khi leo cầu thang. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy các bài tập thể dục theo động tác, đặc biệt là thể dục cường độ cao, như chạy bộ, có thể có tác dụng nhanh và nhiều trong giảm lo lắng”.

    Nghĩ về hiện tại

    Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, không thể biết trước tương lai. Cái duy nhất chúng ta kiểm soát là hiện tại. Nhà tâm lý Bufka khuyên: Khi lo lắng nổi lên, hãy quan sát nó, chấp nhận rồi đặt nó vào một góc của tâm trí để tiếp tục cuộc sống của mình. 

    Bạn thử viết về nỗi lo lắng của mình ra một cuốn sổ, sau đó đóng sổ lại và suy nghĩ sang vấn đề khác. Với bài tập này, bạn có thể dần gác sự lo lắng sang một bên.

    Làm dịu hệ thần kinh

    Nhà tâm lý Asmundson gợi ý “tập cách kiểm soát sự kích hoạt của hệ thần kinh thực vật - hệ thần kinh thúc đẩy các phản ứng chiến đấu hay từ bỏ trước các kích ứng - giúp đưa hệ thần kinh chúng ta về trạng thái bình thường thay vì trạng thái đối mặt với nguy hiểm, nhờ đó giúp giảm lo lắng”.

    Chúng ta tập kiểm soát hệ thần kinh thực vật bằng cách tập thở cơ hoành với nhịp độ ổn định (hít vào từ từ bằng mũi, đếm 1-2, tạm dừng một hoặc hai nhịp, sau đó thở ra đếm 1-2). 

    Cơ hoành là một cơ hình vòm nằm dưới phổi. Khi hít vào, cơ hoành hạ xuống tạo ra một chân không hút không khí vào phổi, bụng của chúng ta sẽ phồng lên, xẹp xuống theo từng nhịp hít vào thở ra. Ngoài ra, có thể tập căng, giãn từng nhóm cơ cụ thể hoặc thiền.

    Đừng kiểm tra sức khỏe quá thường xuyên 

    Liên tục kiểm tra thân nhiệt hoặc khứu giác vì sợ nhiễm COVID-19 không mang lại lợi ích gì cho bạn. Nếu có các triệu chứng thực sự gây lo lắng như chóng mặt, ngất xỉu, khối u bất thường... hãy đi khám chuyên khoa, làm theo lời khuyên của bác sĩ. 

    Cũng đừng nhảy hết bác sĩ này sang bác sĩ kia để tìm kiếm sự đảm bảo về chẩn đoán, hay dành hàng giờ lang thang trong các trang thông tin về sức khỏe trên Internet. Hãy ngắt kết nối Internet khi có thể hoặc làm tay chân và tâm trí cùng bận rộn bằng các hoạt động như tô màu, đan lát, đọc sách... khi rảnh rỗi.

    Thay đổi cách nghĩ 

    Theo các chuyên gia, cách chúng ta nghĩ về cảm giác của cơ thể và sức khỏe tổng quát của mình có thể làm tăng hoặc giảm sự lo lắng. Tập trung vào các triệu chứng xấu hoặc chưa gì đã lo mình bị bệnh nặng có thể làm tăng các nguy cơ về sức khỏe.

    Nếu bạn lo lắng thái quá, hãy chất vấn những suy nghĩ lo lắng của mình và đưa ra đánh giá sát thực hơn. Thay vì nghĩ: Tuần này tôi bị kiệt sức, chắc chắn là tôi bị bệnh, hãy xem xét lại những gì xảy ra. Bạn sẽ tự đưa ra được đánh giá thực tế hơn là mình làm việc quá sức và thiếu ngủ, nên bị kiệt sức.

    Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia

    Nếu không thể tự mình khắc phục những suy nghĩ lo lắng thái quá của bản thân, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bạn đừng lo nếu không thể gặp trực tiếp do giãn cách xã hội vì COVID-19.

     Một nghiên cứu so sánh giữa việc trị liệu trực tuyến với trị liệu trực tiếp cho những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật cho thấy hiệu quả của trị liệu trực tuyến tương tự trị liệu trực tiếp nhưng chi phí thấp hơn. 

    Ám ảnh mắc bệnh COVID-19 có thể là thoáng qua, không tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta nhận ra, can thiệp sớm, không để nó phát triển thành vấn đề dai dẳng.

    Để học tiếng anh và truyền cảm hứng, follow IFO Nightly Show:

    https://open.spotify.com/show/

    Và cũng đừng quên follow chúng mình trên các nền tảng khác:

    Fanpage: https://www.facebook.com/ieltsfaceoffvtv7/

    Instagram:https://www.instagram.com/ieltsfaceoff/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@ieltsfaceoff

    Youtube: https://www.youtube.com/c/8IELTS

    Logo

    © 2024 Podcastworld. All rights reserved

    Stay up to date

    For any inquiries, please email us at hello@podcastworld.io